‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Năm 1978, World Cup diễn ra tại Argentina.
Trước đó hai năm, quốc gia Nam Mỹ này vừa trải qua một cuộc đảo chính quân sự. [1] Các nhà lãnh đạo độc tài quân sự hy vọng dùng giải bóng đá lớn nhất hành tinh làm cơ hội để nâng cao vị thế và uy tín của mình, cả trong nước lẫn quốc tế. Chiến thắng là mục tiêu cuối cùng.
Trước trận đấu cuối tại vòng bảng thứ hai để tranh vé vào chung kết, Argentina và Brazil đứng đầu với cùng điểm số. Argentina sẽ đụng độ Peru, còn Brazil gặp Ba Lan.
Hai trận đấu đáng lẽ phải diễn ra cùng thời điểm nhưng nước chủ nhà Argentina đã lùi thời gian thi đấu trận của mình. Brazil đá trước, thắng Ba Lan với tỷ số 3-1. Argentina vì vậy biết cần phải thắng Peru với cách biệt bốn bàn để vào chung kết.
Kết quả cuối cùng, Argentina thắng đậm Peru 6-0, xếp trên Brazil, vào chung kết và sau đó thắng Hà Lan để đoạt cúp.
Trận đấu giữa Argentina và Peru vào năm 1978 thường được nhắc tới như một trong những bê bối dàn xếp tỷ số nổi tiếng ở đấu trường World Cup. [2]
Vào năm 2012, cựu Thượng nghị sĩ Peru Genaro Ledesma tố cáo giữa chính quyền hai nước có một thỏa thuận để dàn xếp trận đấu. Theo đó, Argentina tiếp nhận và xử lý giùm các tù nhân chính trị của Peru, đổi lại Peru đảm bảo nước chủ nhà vào chung kết.
Trận đấu trên và cả World Cup 1978 không phải là sự kiện thể thao đơn lẻ mà trong đó chính trị đóng vai trò quan trọng.
Xuyên suốt lịch sử phát triển của thể thao, yếu tố chính trị luôn song hành, như môi với răng, không thể tách biệt.
Quan điểm thể thao tách biệt với chính trị khó truy nguyên nguồn gốc, nhưng có lẽ nó đến từ cách hiểu nhập nhằng về thể thao.