Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Lần đầu tiên một quan chức cấp cao của Bộ Nội vụ chỉ trích USCIRF kịch liệt và rõ ràng.
Trong bài viết đăng trên VOV, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng cho biết các báo cáo trong 5 năm qua của USCIRF luôn xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam. [1]
Theo đó, ông khẳng định: “Họ [USCIRF] cho mình quyền, nhận xét, đánh giá phê phán về tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo của Việt Nam và một số quốc gia khác. Họ sử dụng thông tin tài liệu cũ từ các nhóm, phái tôn giáo chưa được nhà nước công nhận, số chức sắc cực đoan bất mãn với chế độ, định kiến với Đảng, Nhà nước [...].”
Ông cáo buộc USCIRF đã:
Ông Vũ Chiến Thắng cho rằng những khẳng định này có mục đích sâu xa là để “tác động đến suy nghĩ, tình cảm” của chức sắc tôn giáo và đồng bào có đạo, đồng thời “tạo sự hoài nghi” về chính sách tôn giáo của chính quyền Việt Nam.
Các báo cáo hàng năm của USCIRF thường xuyên bị báo chí nhà nước cho là xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây có lẽ là lần đầu tiên một quan chức cấp cao của Bộ Nội vụ chỉ trích kịch liệt và rõ ràng như vậy đối với USCIRF.
USCIRF là một ủy ban của chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Cơ quan này được thành lập theo Đạo Luật Tự do Tôn giáo Quốc tế (IRFA). USCIRF cho rằng họ sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong việc đánh giá tình hình tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở các nước và đưa ra các khuyến nghị về chính sách cho tổng thống, ngoại trưởng, và Quốc hội Hoa Kỳ. [2]
Trong nhiều năm qua, USCIRF luôn đề nghị chính phủ Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (Country of Particular Concern – CPC) về tự do tôn giáo.
Xem tóm tắt báo cáo USCIRF năm 2021 về tình hình tự do tôn giáo của Việt Nam.
Một số tín đồ Tin Lành độc lập tại tỉnh Đắk Lắk cho biết chính quyền đã liên tục ngăn chặn, canh gác ở các ngõ ra vào các làng và nhà ở của dân từ ngày 14/10/2022. [3]
Tại buôn Chuê, xã Băng Adrênh, huyện Krông Ana, hai người đàn ông mặc thường phục (được cho là công an) đã xuất hiện ở nhà ông Y An Hdruĕ lúc ban đêm. Hai người này nói rằng họ đến nhà để khuyên về những điều nên và không nên làm. [4]
Đến ngày 30/10/2022, chính quyền xã Cư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã xông vào nhà của ông Y Nguyệt Bkrông để giải tán một buổi sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ Hội thánh Tin Lành đấng Christ, một tổ chức tôn giáo không được nhà nước công nhận trong nhiều năm qua. [5]
Trước đó, vào ngày 25/10/2022, ông Y Nguyệt Bkrông đã từ chối lời mời làm việc của công an thành phố Buôn Ma Thuột. [6] Ông cho rằng chính quyền chẳng những đã không hướng dẫn cách đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung mà còn ra sức ngăn cản.
Ngày 28/10/2022, Công an tỉnh Long An cho biết đã có kết luận giám định ADN của các thành viên Tịnh thất Bồng Lai. [7]
Theo đó, kết quả này đã được phía công an thông báo cho các thành viên tịnh thất. Tuy nhiên, các thành viên tịnh thất từ chối tiếp nhận kết quả. Chính quyền cam kết sẽ không công khai kết quả đến công chúng để tôn trọng quyền con người và quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam.
Công an tỉnh Long An cho rằng kết quả giám định ADN này là một căn cứ quan trọng để họ tiến hành các giai đoạn tố tụng tiếp theo đối với các tố cáo tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội loạn luân tại Tịnh thất Bồng Lai.
Theo luật sư Đặng Đình Mạnh, một trong các luật sư bảo vệ pháp lý của Tịnh thất Bồng Lai, cho biết việc tiến hành lấy mẫu ADN đã vi phạm nghiêm trọng nhiều nguyên tắc như không có sự đồng ý của người giám độ trong lúc lấy mẫu ADN của các trẻ em, không có sự đồng ý của người bị lấy mẫu ADN, ngăn chặn các luật sư tiếp cận với thân chủ trong lúc lấy mẫu ADN.
Cuối tháng 10/2022, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức một buổi phản biện nhằm góp ý cho dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. [8]
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực cho biết các hành vi vi phạm chủ yếu của các tổ chức tôn giáo hiện nay theo Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo là:
Các vi phạm này được nêu ra cho thấy Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo đang chứa nhiều quy định không phù hợp với thực tiễn hoạt động tôn giáo của các tổ chức tôn giáo hiện nay, có tính chất kiểm soát đối với các hoạt động nội bộ của các tổ chức tôn giáo.
Do đó, đây cũng có thể là nguyên nhân mà chính quyền muốn ban hành một nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo nhằm buộc các tổ chức tôn giáo phải chấp hành nghiêm các quy định hạn chế quyền tự do tôn giáo do Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo quy định.
Báo điện tử Đại biểu Nhân dân cho biết có gần 75% hiện tượng tôn giáo mới tập trung chủ yếu ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. [9]
Theo bài báo, có 11 hiện tượng tôn giáo mới chủ yếu có nguồn gốc từ Kitô giáo, nhất là Tin lành. Tác giả bài viết là ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng ban Ban Tôn giáo thành phố Hà Nội. Ông cho rằng “phong trào chuyển đổi đức tin sang Kitô giáo có sự hướng dẫn của những người đứng đầu là người dân tộc tại chỗ” đã khiến các tôn giáo mới phát triển.
Một lý do khác mà ông Dũng đưa ra là người dân ngày càng trở nên hoang mang, mất phương hướng khi đối diện với đời sống kinh tế ngày càng khó khăn, dịch bệnh hoành hành. Vì vậy, họ đã gia nhập và trở thành tín đồ của các hiện tượng tôn giáo mới với mục đích mong chờ một đấng siêu nhiên đến giúp.
Tuy nhiên, ông lại khẳng định những hiện tượng tôn giáo này ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hóa, xã hội và cả kinh tế của người dân.
Các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên được ông nhận định là khu vực xuất hiện các tôn giáo mới như Giê-Sùa, Bà Cô Dợ, Dương Văn Mình, Hội thánh Đức Chúa Trời.
Hà Nội là một trong những địa phương có các hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây. Vào ngày 20/9/2022, Ban Tôn giáo thành phố Hà Nội đã thành lập Phòng Tín ngưỡng và Hiện tượng tôn giáo mới. Theo đó, phòng này có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Tôn giáo thành phố Hà Nội trong những vấn đề chuyên môn cũng như công tác quản lý về các hiện tượng tôn giáo mới. [10]
Theo báo Công an Nhân dân, vào ngày 5/10/2022, chính quyền tỉnh Bình Phước đã ngăn chặn hai người (là mẹ con) đang phổ biến Đạo Trời Thái Bình tại phường Tân Xuân, thành phố Đồng Xoài. [11]
Công an đã thu giữ một số tài liệu và vật phẩm của hai tín đồ này. Tuy nhiên, công an chưa thông báo sẽ xử lý hành vi của hai tín đồ này như thế nào.
Việt Nam hiện nay có 85 “đạo lạ”, theo thống kê của nhà nước. [12] Vào tháng 6/2021, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng cho biết thời gian tới Việt Nam sẽ chào đón các đạo lạ. [13] Tuy nhiên, các tôn giáo mới hiện nay vẫn bị chính quyền các địa phương liên tục trấn áp.
1. Không thể xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. (2022, October 6). VOV.
https://web.archive.org/web/20221205093147/https://vov.vn/xa-hoi/khong-the-xuyen-tac-tinh-hinh-tu-do-ton-giao-o-viet-nam-post975502.vov
2. TIER 1 | USCIRF-RECOMMENDED COUNTRY OF PARTICULAR CONCERN (CPC). (2017). USCIRF.
https://www.uscirf.gov/sites/default/files/Vietnam%20Vietnamese%20translation.pdf
3. Người Thượng Vì Công Lý. (2022, October 15). Retrieved October 18, 2022, from
https://www.facebook.com/pfbid054JSCqTtTGkTwHwdgFza2nDLYKKBZAuux1HiAtvHjdRDdjNXGMMAsdjDG8pw8rEwl
4. Người Thượng Vì Công Lý. (2022, October 15). Retrieved October 18, 2022, from
https://www.facebook.com/watch/?v=788757162360689
5. Người Thượng Vì Công Lý. (2022, October 30). Retrieved November 1, 2022, from
https://www.facebook.com/watch/?v=1313135329443319
6. Người Thượng Vì Công Lý. (2022, October 30). Retrieved November 1, 2022, from
https://www.facebook.com/pfbid02ADCUTuZZfGy8bPVHThxuhvVHCwpApmbR1xGNMCthXpqhQrQFVkuSAkmSjuDYc2WVl
7. Báo Tiền Phong. (2022, October 28). Retrieved November 3, 2022, from
https://web.archive.org/web/20221028093537/https:/tienphong.vn/da-co-ket-luan-giam-dinh-adn-cua-28-nguoi-o-tinh-that-bong-lai-post1481871.tpo
8. Xem 2.
9. Báo Đại biểu Nhân dân, (2022 October 20). Nguồn gốc đa dạng, biểu hiện phức tạp. Retrieved November 2, 2022, from
https://web.archive.org/web/20221025024333/https://daibieunhandan.vn/van-hoa/nguon-goc-da-dang-bieu-hien-phuc-tap-i304276/
10. Hồ Đan, (2022 October 31). Bản tin tôn giáo tháng 9. Luật Khoa Tạp Chí. Retrieved November 2, 2022, from
https://www.luatkhoa.com/ton-giao-thang-9-2022-ha-noi-co-phong-tin-nguong-va-hien-tuong-ton-giao-moi-dan-ap-hoc-vien-phap-luan-cong-o-da-lat/
11. Báo Công An Nhân Dân, (2022 October 12). Cảnh giác với tà đạo “Đạo Trời Thái Bình”. Retrieved November 1, 2022, from
https://web.archive.org/web/20221012145144/https://cand.com.vn/thong-tin-phap-luat/canh-giac-voi-ta-dao-dao-troi-thai-binh-i670741/
12. Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an, (2022 January 20). Nhận diện hoạt động của “đạo lạ”, “tà đạo” ở nước ta hiện nay.
https://web.archive.org/web/20221208182608/https://bocongan.gov.vn/tintuc/Pages/lists.aspx?Cat=22&ItemID=31207
13. Cổng thông tin điện tử Bộ Nội vụ, (2021 June 3) Hội nghị trực tuyến về cơ chế quản lý, sử dụng đất tôn giáo, tín ngưỡng.
https://web.archive.org/web/20221208182704/https://moha.gov.vn/kstthc/baocao/hoi-nghi-truc-tuyen-ve-co-che-quan-ly-su-dung-dat-ton-giao-tin-nguong-46247.html