‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Đi cùng và đi trước lịch sử chính trị của đất nước.
Bài viết này nằm trong số báo tháng Mười Hai năm 2022 của Luật Khoa tạp chí, được phát hành lần đầu trên ấn bản PDF đề ngày 1/12/2022.
Xã hội dân sự không thích hợp với những nước Á Đông chịu ảnh hưởng của Khổng giáo, như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Việt Nam.
Đó là suy nghĩ sai lầm nhưng phổ biến của nhiều người.
Trên thực tế, xã hội dân sự không những tồn tại và nở rộ ở nhiều quốc gia Đông Á, mà trong không ít trường hợp, còn giữ vai trò trọng yếu trong tiến trình dân chủ hóa ở những nơi này.
Đài Loan là một ví dụ sinh động.
Lịch sử xã hội dân sự của Đài Loan vừa gắn liền, vừa đi trước lịch sử chính trị của đảo quốc.
Trong suốt thời kỳ cai trị độc tài của Quốc Dân Đảng (KMT), các tổ chức dân sự độc lập của Đài Loan gần như không tồn tại.
Đạo luật chính quản lý các tổ chức dân sự trong giai đoạn này là Luật về Tổ chức đoàn thể nhân dân trong thời kỳ đặc biệt (Special civil society organization law), được ban hành năm 1942. Luật quy định trong một khu vực hành chính, với mỗi lĩnh vực hoạt động chỉ được giới hạn đăng ký một tổ chức dân sự. [1]
Bằng cách này, Quốc Dân Đảng có thể kiểm soát chặt chẽ hệ thống xã hội dân sự, chỉ cấp phép cho những tổ chức “phi chính phủ do chính phủ thành lập” (GONGO, hay “Government-Organized Non Governmental Organizations”), cấm các tổ chức NGO độc lập được đăng ký. [2]
Cộng thêm Thiết quân luật được áp dụng từ năm 1949 đến 1987, với các quyền tụ tập và lập hội bị cấm đoán, không gian dân sự của người Đài Loan càng bị giới hạn. Những tổ chức dân sự độc lập được đăng ký hoạt động chính thức sớm nhất ở Đài Loan là các tổ chức từ nước ngoài, như Red Cross (Chữ thập đỏ), World Vision và các tổ chức từ thiện tôn giáo. [3]