Thư cuối tuần: Bài mới và cẩm nang mới về lập pháp
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Ngọn lửa nhiều lần bị thổi tắt nhưng vẫn âm ỉ cháy.
Bài viết này nằm trong số báo tháng Mười Hai năm 2022 của Luật Khoa tạp chí, được phát hành lần đầu trên ấn bản PDF đề ngày 1/12/2022.
“Xã hội dân sự”, hay “xã hội công dân” (公民社會) như cách gọi trong tiếng Hoa, có lẽ nằm trong số những từ kỵ húy nhất ở Trung Quốc vào thời điểm hiện tại.
Nó được xếp ngang hàng với “cải cách”, “dân chủ”, “pháp quyền”, “tự do báo chí” - những khái niệm được Đảng Cộng sản cầm quyền chỉ mặt gọi tên, xem đó là kẻ thù đối với sự tồn vong của chế độ. [1]
Đối với chính quyền, xã hội dân sự vì vậy tốt nhất là không nên tồn tại.
Thực tế tuy vậy thường trái ngược với ý muốn của những nhà độc tài.
Phong trào xã hội dân sự của Trung Quốc, bằng cách này hay cách khác, vẫn luôn ngọ nguậy và phiêu lưu trong cái lồng khổng lồ nhưng bị bóp chặt của nó.
Vào năm 1981, tại Thượng Hải, có hơn 600 tổ chức xã hội được thành lập. Ba năm sau, con số này tăng hơn bốn lần, lên đến hơn 2.600 tổ chức.
Sự thay đổi đột ngột này không chỉ diễn ra ở Thượng Hải mà xuất hiện khắp cả nước, và nó có lý do hiển nhiên. [2]
Đầu những năm 1980 là giai đoạn Trung Quốc bắt đầu tiến hành cải cách.
Vào thời điểm đó, đất nước này vừa trải qua những thập niên hỗn loạn, thậm chí là điên loạn, với các hậu quả nặng nề do công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội gây ra, từ Đại nhảy vọt đến Cách mạng Văn hóa. [3] [4]
Trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, các tổ chức xã hội dân sự “thuần chất” gần như không tồn tại. Tất cả các tổ chức xã hội đều do nhà nước lập ra và kiểm soát. [5]
Bỏ qua tính chất độc lập, những tổ chức này ít nhiều cũng đóng được vai trò cầu nối và cung cấp dịch vụ cho các nhóm cư dân nhất định.