‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Một cuộc chiến gây rúng động, tạo khủng hoảng, và định hình lại thế giới.
Rạng sáng ngày 24/2/2022 theo giờ địa phương, Nga đã phát động một cuộc chiến tổng lực nhằm xâm lược nước láng giềng Ukraine.
Theo một bản kế hoạch được cho là do Tổng thống Nga Vladimir Putin trực tiếp ký duyệt, quân đội Nga dự kiến sẽ mất 10 ngày để kết thúc cuộc chiến, và hoàn tất việc sáp nhập Ukraine vào lãnh thổ của Nga trong sáu tháng. [1]
Vào thời điểm trên, rất nhiều người cho rằng thủ đô Kyiv và chính quyền Ukraine sẽ không trụ được quá vài tuần, thậm chí là vài ngày.
Một năm sau, Kyiv vẫn đứng vững, quân đội Ukraine liên tục được tiếp thêm sức mạnh, và tuyệt đại đa số người dân Ukraine tin rằng mình hoàn toàn có thể đánh bại quân xâm lược Nga.
Mười từ khóa dưới đây sẽ phác họa những nét lớn trong một năm qua của cuộc chiến.
Có gốc từ chữ “defy”, với nghĩa “phản kháng”, tính từ “defiant” thường xuyên xuất hiện trong các bản tin nói về người Ukraine, từ trước khi cuộc chiến chính thức bắt đầu. [2]
Tinh thần phản kháng ngoan cường được thể hiện xuyên suốt từ ngày đầu tiên và thống nhất từ giới lãnh đạo cấp cao đến cả những người dân tay không vũ khí.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từ chối đề nghị sơ tán khỏi thủ đô Kyiv, quyết tâm bám trụ bất chấp là mục tiêu số một của quân Nga. [3] Những người lính bị bao vây tại Đảo Rắn đáp trả yêu cầu đầu hàng bằng việc bảo quân xâm lược cút xéo. [4] Hàng ngàn người chưa bao giờ đụng đến vũ khí tự nguyện cầm súng bảo vệ thủ đô. [5] Những người khác phản kháng theo cách riêng của mình - nhạc sĩ tiếp tục sáng tác, ca sĩ tiếp tục hát, và họa sĩ vẫn tiếp tục vẽ. [6]