‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Khi quyền lực tập trung quá mức vào một cơ quan đảng…
Mời đọc kỳ 1 tại đây.
Ở kỳ trước, bạn đọc đã có dịp tiếp cận hai nội hàm của một chiến dịch đấu tranh ngăn ngừa tham nhũng: phòng tham nhũng (prevention) và chống tham nhũng (enforcement). Theo đó, cuộc chiến chống tham nhũng của chính quyền Bắc Kinh từ trước đến nay nói chung, cũng như cuộc chiến mà ông Tập Cận Bình phát động nói riêng, đều chú trọng quy trình “chống”. Việc này mang lại những lợi ích dân túy, xây dựng hình ảnh chính trị, thanh trừng phe phái đối lập, thanh lọc và cải thiện bộ máy nhà nước tức thời.
Tuy nhiên, biện pháp phòng tham nhũng với các công cụ như cải tổ, minh bạch hóa; xây dựng hệ thống thông tin và dân sự mạnh mẽ; bảo đảm một hệ thống quy phạm pháp luật về tài sản, kiểm soát xung đột lợi ích, minh bạch ngân sách nhà nước, v.v. mới là thứ thật sự có thể duy trì sự trong sạch của bộ máy nhà nước trong dài hạn.
Đáng tiếc, vì không mang lại lợi ích gì cho nhà lãnh đạo và quyền lực của những nhóm thực hiện nên phòng tham nhũng rất ít khi được trọng dụng tại các quốc gia có xu hướng toàn trị như Trung Quốc.
Song đó chỉ là một phần của lý thuyết giả định, cũng như các kết quả nghiên cứu tại nhiều quốc gia khác nhau.
Tại Trung Quốc, liệu chúng ta còn bằng chứng hay những biểu hiện nào khác cho thấy cuộc đấu tranh với tham nhũng của Tập Cận Bình không thật sự giải quyết được vấn đề?
Chống tham nhũng tại Trung Quốc cho đến nay không thể nói là không thành công.
Chỉ tính riêng về mặt hình thức thì nhìn vào số lượng cán bộ - công chức bị xử lý, cách mà quan chức Trung Quốc giữ hình ảnh chính trị cũng như tiết chế trong tiêu dùng, hay việc họ không còn dám ngang nhiên ngồi vào ghế lãnh đạo của các công ty, tập đoàn, v.v. cũng có thể thấy đây là một thành tựu đáng kể.