Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Ngoài cơ chế bầu cử, những yếu tố nào đang tác động mạnh mẽ?
Hai năm trôi qua kể từ sự kiện những người biểu tình ủng hộ Donald Trump tràn vào Điện Capitol nhằm chống lại việc công nhận thắng cử cho Joe Biden. Việc đám đông quá khích tấn công, đập phá ngôi đền thiêng liêng của nền dân chủ lâu đời nhất thế giới là hình ảnh đau thương, để lại nhiều ám ảnh cho người Mỹ nói riêng, và nhân dân thế giới yêu chuộng hòa bình và dân chủ nói chung.
Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ ngày càng trở nên chia rẽ trong hầu hết các lĩnh vực chính sách. Trong các cuộc bầu cử, nhiều trường hợp ứng viên hai đảng không xem nhau là đối thủ mà là kẻ thù không đội trời chung. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi là tại sao lại có sự phân cực chính trị gay gắt giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đến vậy. Nếu có hơn hai đảng tham chính thì liệu xã hội Hoa Kỳ có đỡ phân cực về chính trị hay không?
Bài viết này sẽ giải thích nguồn gốc hình thành hệ thống lưỡng đảng Hoa Kỳ và phân tích nguyên nhân của tình trạng phân cực gay gắt hiện nay.
Một trong những lý do chính giải thích cho sự tồn tại của hệ thống lưỡng đảng ở Hoa Kỳ là hệ thống bầu cử đầu phiếu đa số tương đối hay đầu phiếu một người thắng (Single Member Plurality – SMP). Hệ thống này có khuynh hướng tạo ra hệ thống lưỡng đảng, nơi mà các đảng nhỏ có rất ít cơ hội giành được ghế trong các cơ quan lập pháp. [1] Cụ thể, mỗi đơn vị bầu cử có một đại diện duy nhất. Cử tri bầu cho một ứng viên mà mình yêu thích nhất, ứng viên nào giành được nhiều phiếu bầu nhất so với các ứng viên khác sẽ giành được chiếc ghế duy nhất đại diện cho đơn vị bầu cử đó.
SMP còn có một tên gọi khác là hệ thống “được ăn cả ngã về không” bởi vì người có nhiều phiếu nhất sẽ giành chiến thắng, người đứng thứ hai và người đứng chót cũng không khác gì nhau.
Vậy tại sao hệ thống bầu cử đa số phiếu tương đối của Hoa Kỳ lại có xu hướng tạo ra hệ thống lưỡng đảng?