Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Thứ Năm đầu tiên của mỗi tháng, Luật Khoa phát hành số báo hàng tháng của mình.
Kính thưa quý độc giả,
Sự việc nữ sinh HUFLIT diễn ra hồi đầu năm, dù được tuyên bố là tin giả, nhưng đã đủ sức khuấy động dư luận vì liên quan đến vấn nạn nhức nhối bấy lâu nay của xã hội Việt Nam, đó là xâm hại tình dục.
Trong số báo Tháng Ba, Luật Khoa tiếp tục đề cập đến chủ đề này, bởi sự việc vừa qua không nên dừng lại chỉ vì lý do “tin giả”, mà nó sẽ là cơ hội để chúng ta mở ra một cuộc thảo luận rộng rãi và đầy đủ nhằm đi đến sự đồng thuận vượt lên trên những định kiến xã hội và khuôn khổ tư duy mà chính quyền áp đặt. Từ đó, chúng ta mới có thể phá bỏ những hoài nghi, khuất tất và thậm chí là các biện luận nhân danh đạo đức nhưng hàm chứa dụng ý phán xét một con người khi họ rơi vào tình huống bị xâm hại, thay vì vậy, hãy tôn trọng quyền được bảo vệ và tự do định đoạt thân thể của họ, dù họ có thuộc về bất kỳ giới tính nào.
Cuộc thảo luận do Luật Khoa đề xướng, không chỉ thể hiện nỗ lực xây dựng một góc nhìn đúng đắn về vấn nạn xâm hại tình dục mà còn mong muốn minh định vai trò của chính quyền. Chính quyền phải trả lời công luận hay định hướng dư luận? Rất tiếc, như bạn đọc thấy, chính quyền không có động thái nào để minh bạch hóa một sự việc vốn gây ra xung đột với lợi ích của họ. Khi một bên luôn lựa chọn lối hành xử đặt “an ninh quốc gia là trên hết” thì mọi lý lẽ và công bằng sẽ phải khép lại, chứ chưa cần nói đến việc đảm bảo các quyền lợi chính đáng và cấp thiết nhất của con người.
Vì lối hành xử chính trị thiếu minh bạch đó cho nên công cuộc “đốt lò” ở thượng tầng đã liên tiếp gây ra những khủng hoảng nghiêm trọng, dẫn đến những trục trặc quyền lực chưa có tiền lệ và sự ngột ngạt bao trùm. Đó là hệ quả tất yếu khi cả hệ thống chính trị Việt Nam chỉ giả vờ trị bệnh từ ngọn. Do vậy, con đường chống tham nhũng với kỳ vọng đem lại những cải tổ thể chế đích thực cũng bị thao túng và méo mó như cách mà chính quyền ráo riết truy lùng “người tung tin giả”, nhằm tránh né sửa chữa những khuyết tật bên trong chức năng của mình.
Thay vì thực tâm giải quyết vấn nạn chính trị - xã hội, nhà cầm quyền tạo ra một vòng cương tỏa ngày càng siết chặt đời sống quốc gia, bất chấp mỗi cá nhân bên trong nó cùng nhau gánh chịu thiệt hại do những xung đột không có hồi kết.
Mọi góp ý, thắc mắc xin gửi tới: bbt@mail.luatkhoa.org
Xin trân trọng cảm ơn.
Ban biên tập Luật Khoa tạp chí.
• Toàn cảnh diễn biến vụ nữ sinh HUFLIT
• Tiêu chuẩn pháp lý trong việc truy tố người tung tin: Từ câu chuyện hai nữ sinh HUFLIT
• Học quân sự là một hoạt động đầy rủi ro cho sinh viên
• Chức năng của chính quyền: Trả lời công luận hay định hướng dư luận?
• ChatGPT, AI và thách thức mới cho nền dân chủ
• Vì sao chính quyền gia tăng đàn áp tôn giáo?
• Phân tích pháp lý: Ukraine muốn loại Nga khỏi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc
• Vì sao Phật giáo Việt Nam có xu hướng ngày càng mê tín?
• Phòng chống tham nhũng ở Trung Quốc: Thiết kế để thất bại?