Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Vì sao đám đông bị hấp dẫn bởi sự chuyên chế?
Tôi tạm đồng ý với nhận định của một số quan chức Việt Nam rằng tự do ngôn luận không phải là một quyền tuyệt đối. Bản chất của quyền tự do ngôn luận chưa bao giờ là quyền tuyệt đối.
Ngay từ thời đại của John Stuart Mill, của John Locke, của các quốc phụ Hoa Kỳ, v.v. chưa ai nghĩ rằng tự do ngôn luận là muốn nói gì thì nói.
Quyền tự do ngôn luận được xây dựng để bảo vệ công dân khỏi sức mạnh vũ lực tuyệt đối của các chính quyền, bảo đảm rằng những phản biện xã hội, phàn nàn chính sách và chỉ trích nhắm tới các quan chức chính quyền không bị trừng phạt một cách phi lý.
Ở Việt Nam, khó mà nói rằng tự do ngôn luận theo nghĩa như vậy đang tồn tại.
Tuy nhiên, sau hai vụ việc bắt giữ nhà báo - luật sư Hàn Ni và doanh nhân Nguyễn Phương Hằng, cùng với cách mà công chúng phản ứng trước các sự kiện, một bức tranh toàn cảnh có vẻ còn tệ hơn dần lộ ra.
Quyền tự do ngôn luận theo nghĩa chính trị - pháp lý thông thường không chỉ không tồn tại, mà người Việt dường như đang mất dần đi khả năng thảo luận, chấp nhận và “chịu đựng” sự khác biệt của nhau một cách hòa bình, dân sự.
Mọi thảo luận và bất đồng chính kiến đều dẫn đến sự mạt sát, thóa mạ.
Việc một bên phải vào tù được ăn mừng và xem như là chiến thắng cuối cùng, cao quý nhất cho các tranh luận.
Và điều đáng nói là cộng đồng xã hội nói chung đang xem quá trình (hay nói đúng hơn là rủi ro) hình sự hóa mọi phương thức và nội dung biểu đạt như một trò cười, một niềm vui, một lẽ thường xứng đáng được ủng hộ và tung hô.