‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Càng chống tham nhũng càng phát hiện ra nhiều vấn đề của hệ thống.
Cuối tháng 2/2023, chỉ vừa tròm trèm một tháng sau Tết Nguyên Đán, quốc dân Việt Nam đã nhận được tin tức vừa đáng buồn vừa đáng lo: hệ thống cơ sở y tế tại Việt Nam, đặc biệt là những cơ sở lớn có vai trò chiến lược trong y tế vùng và quốc gia (như bệnh viện Chợ Rẫy, Việt Đức, hay Bạch Mai, v.v.), gặp trở ngại nghiêm trọng trong vận hành và thậm chí đứng trước nguy cơ tạm dừng hoạt động. [1]
Điểm chung trước tiên đối với các bệnh viện có vấn đề là câu chuyện mua sắm vật tư.
Ví dụ, đối với bệnh viện Chợ Rẫy, giám đốc Nguyễn Tri Thức chia sẻ với báo chí rằng việc quản lý giá trang thiết bị y tế được áp dụng theo Nghị định 98/2021/NĐ-CP. Tuy nhiên, ngay trong năm 2022, Chính phủ lại tiếp tục ban hành thêm Nghị quyết 144/NQ-CP yêu cầu chỉnh sửa Nghị định 98 nhưng vẫn chưa được thực hiện.
Ông Thức cho biết rằng hiện nay bệnh viện vẫn chưa hoàn thiện được việc kê khai và công khai giá, đặc biệt đối với các thiết bị y tế cũ. Điều này khiến cho họ không thể “xác định giá trị thật của trang thiết bị y tế để xây dựng giá gói thầu mua sắm”. [2]
Đây là một quan ngại của người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh trọng điểm ở miền Nam về trách nhiệm pháp lý đối với các khoản mua sắm mới.
Tương tự như vậy, đối với bệnh viện Việt Đức, cơ sở này đa phần đặt mua các hóa chất cần thiết kèm theo hợp đồng máy móc “đặt, mượn”. Trước đây, loại hình thầu này được cơ quan chức năng cho phép thanh toán bằng các phương thức bảo hiểm y tế nhưng từ khi có Nghị quyết 144 thì cách làm trên tạm thời bị gián đoạn. Điều này dẫn đến việc bệnh viện lúng túng trong duy trì các hoạt động chẩn đoán, điều trị thường nhật trước đó. [3]