‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Căng thẳng và xung đột dai dẳng.
Tây Nguyên là vùng đất đặc thù với sự phong phú của các dân tộc thiểu số, những cộng đồng từng sinh sống từ rất lâu ở nơi đây.
Song, Chiến tranh Việt Nam đã tàn phá Tây Nguyên trên nhiều phương diện. Đây là một trong những nơi xảy ra các cuộc giao tranh ác liệt, chứng kiến nhiều chiến dịch ném bom quy mô và thậm chí là hứng chịu lượng lớn chất độc hóa học đáng kể trong chiến tranh.
Tây Nguyên cũng liên tiếp trải qua những biến động nội vùng nghiêm trọng. Dân số của những nhóm dân tộc bản địa bị suy giảm vì nhiều hệ quả. Trong khi đó, lối sống văn hóa - truyền thống của họ cũng liên tục bị gián đoạn.
Khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc vào tháng 4/1975, nhiều hy vọng được nhen nhóm về việc người dân vùng Tây Nguyên cuối cùng sẽ có thể trở về với các buôn làng miền núi, tìm lại được những giá trị cũng như lối sống bị tàn phá trước kia của mình.
Đáng tiếc là thực tế không phải như vậy.
Những gì xảy ra đối với Tây Nguyên cũng ít được biết đến hơn kể từ khi chính quyền cộng sản lên nắm quyền hoàn toàn ở miền Nam. Chỉ có những nhà dân tộc học Việt Nam được chính phủ mới cho phép mới có quyền nghiên cứu tại những khu vực này và vì vậy họ trở thành nguồn thông tin quan trọng về đời sống hiện tại của người dân bản địa nơi đây.
Tuy nhiên, góc nhìn về mặt lý thuyết hạn hẹp và rào cản về mặt chính trị lại giới hạn những thứ họ có thể thấy và cả những điều họ có thể nói.
Trong bài viết này, người viết giới thiệu một nghiên cứu có tên “Internal Colonialism in the Central Highlands of Vietnam” bởi tác giả Grant Evans, đăng tải trên Tạp chí về Các vấn đề xã hội ở Đông Nam Á (Journal of Social Issues in Southeast Asia), với hy vọng có thể cung cấp thêm một lượng thông tin đáng chú ý cho quý độc giả của Luật Khoa về một chủ đề rất bị hạn chế ở Việt Nam hiện nay. [1]
Trong nghiên cứu này, tác giả xem xét các tác động của việc di cư nội địa lên vùng Tây Nguyên lẫn sự hiểu biết của các nhà nhân chủng học Việt Nam về những diễn biến này như thế nào và từ đó rút ra được những dẫn chiếu đến những thay đổi về xã hội và văn hóa bởi các chính sách của chế độ mới, cũng như việc thực thi của giới chức thừa hành. Nghiên cứu cũng đưa ra khảo sát ngắn gọn về sự phản kháng của những người dân tộc bản địa đối với chủ nghĩa thực dân nội địa của người Việt.