‘Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín’ - vết thương sâu hoắm của chiến tranh
Những con người bị cuộc chiến cuốn trôi.
Quý bạn đọc thân mến,
Có những vết thương dù đã khép miệng, bên ngoài da đã lành lặn nhưng kỳ thực bên trong vết thương đó vẫn còn nức nở, âm ỉ, và sẽ rách toạc ra bất cứ lúc nào. Để xoa dịu, chúng ta cần thấu hiểu những sự thật xoay quanh việc vết thương này đã được tạo ra như thế nào, và từ đó kiến tạo nên một tương lai không còn đau thương. Người Việt, dù Bắc hay Nam, phe chiến thắng hay chiến bại, đều có một vết thương chung. Đó là Vết thương tháng Tư năm 1975.
Có lẽ bạn thắc mắc vì sao cả hai miền đều mang một vết thương chung?
Sau 30/4/1975, người dân miền Nam mất đi chính quyền của mình, và ngụp lặn trong những con sóng lớn của sự thù hằn, nghi ngờ mà phe chiến thắng mang đến. Nó đã phá hoại và làm sụp đổ gần như tất cả những thành tựu về kinh tế, chính trị, văn hóa của miền Nam.
Trong khi đó, miền Bắc thì vừa trải qua thời kỳ dốc toàn bộ nguồn lực về con người và của cải để theo đuổi cuộc chiến chống Mỹ, làm sụp đổ chính quyền miền Nam. Trong 20 năm tương tàn, xã hội miền Bắc cũng kiệt quệ.
Đất nước được tiếng là thống nhất nhưng nhân dân hai miền phải còng lưng sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa tăm tối thời hậu chiến, dẫn đến việc nhiều người từ Bắc tới Nam ồ ạt đi vượt biên, bỏ mạng ngoài biển khơi.
Vết thương tháng Tư là chủ đề năm nay của Luật Khoa tạp chí. Chúng tôi muốn mời bạn chia sẻ những hiểu biết, cảm nhận, hy vọng của mình về quá khứ, hiện tại và tương lai. Quá khứ thực sự không mất đi, nó hiện diện cả trong hiện tại và tương lai. Ta không thể nói về một người nếu không nói về quá khứ của người đó. Ta không thể đưa một đất nước đi tới nếu không hiểu thật rõ về sự thật lịch sử của đất nước.
Để thuận tiện cho việc tìm hiểu và hàn gắn Vết thương tháng Tư, Luật Khoa xin giới thiệu một số đề tài gợi ý nhưng không giới hạn sau đây, chủ yếu liên quan đến miền Nam - một chủ đề gần như bị chính quyền cấm thảo luận. Bên cạnh đó, Ban biên tập sẽ sẵn sàng thảo luận, hỗ trợ bạn về ý tưởng bài viết mà bạn dự định đóng góp, xin liên hệ qua email: bbt@mail.luatkhoa.org.
Những lưu ý về thể loại, phong cách viết, trích dẫn nguồn, thời gian biên tập, đăng bài, và nhuận bút sẽ được nêu ở cuối bài viết này.
Dưới đây là danh sách những nhóm chủ đề mà Luật Khoa quan tâm, mong muốn phản ánh sâu sắc. Chúng tôi có diễn giải lý do và mời bạn đọc tham khảo để lên ý tưởng viết bài.
Trong khoảng 20 năm, người dân miền Nam đã có cơ hội trải nghiệm một nền dân chủ và pháp trị thực thụ, tuy ngắn ngủi nhưng để lại nhiều dấu ấn quan trọng.
Đầu tiên, để tiếp cận và tìm hiểu những thành tựu cũng như quá trình sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng hòa, chúng ta cần khai thác và phân tích các vấn đề chính trị, các chính sách qua từng giai đoạn biến động của hai nền cộng hòa. Nói cách khác, Luật Khoa mong muốn giải mã yếu tố bối cảnh và tái hiện những nét phác thảo cơ bản của những bản thiết kế đã tạo nên một nền dân chủ ở miền Nam lúc bấy giờ. Bạn có thể tham khảo các đề tài cụ thể sau:
Những giá trị tiến bộ của đời sống dân chủ ở miền Nam được thể hiện trong sự trải nghiệm của các tầng lớp nhân dân, của xã hội dân sự, và ở không gian học thuật đa dạng, v.v.
Điều đó góp phần nuôi dưỡng những giá trị nhân văn trong nền tảng văn hóa - xã hội bấy giờ. Đồng thời, việc thực hành dân chủ, tự do cũng trở thành chất xúc tác cho những cuộc vận động hay thậm chí là xung đột chính trị mà kết quả của nó đã gây nên nhiều xáo động và tranh cãi. Luật Khoa xin gợi ý một số hướng tiếp cận đối với nhóm đề tài này:
Những cách tiếp cận khách quan về đề tài Việt Nam Cộng hòa vẫn đang bị chính quyền cố tình chối bỏ, vùi dập. Việc bảo tồn các ký ức lịch sử và giá trị tri thức về Việt Nam Cộng hòa do đó mang ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy quá trình hòa hợp, hòa giải dân tộc trên cơ sở đảm bảo quyền được biết, quyền được tự do tiếp cận tri thức. Từ đấy, chúng ta mới có thể nói đến chuyện xoa dịu nỗi đau, gác lại bất đồng, ứng xử bằng thái độ khoan dung và củng cố niềm tin giữa những thế hệ vốn cùng chung nòi giống nhưng đã bị lịch sử đẩy về hai phía thù hằn. Một số hướng tiếp cận đối với nhóm đề tài này mà Luật Khoa gợi ý:
Luật Khoa rất mong nhận được sự đóng góp bài vở của quý độc giả và các cộng tác viên, hoặc các đề xuất đề tài mới bên cạnh những nội dung chúng tôi đã gợi ý phía trên. Để thuận tiện cho công tác biên tập và đảm bảo mức độ hoàn thiện cao nhất về nội dung cũng như hình thức của ấn phẩm, Luật Khoa xin đưa ra thời hạn cuối cùng tiếp nhận các ý kiến, bài vở là hết ngày 26/3/2023.
Mời bạn đọc tham khảo thêm chính sách cộng tác, chế độ nhuận bút, các nguyên tắc xây dựng đề tài và biên tập nội dung của Luật Khoa tại đây.
Xin chân thành cảm ơn!
Ban biên tập Luật Khoa tạp chí.