‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Chính quyền luôn nghi kỵ và không khoan dung.
Năm 1997, chính quyền Việt Nam nhận được thư từ các chính trị gia trên thế giới gửi đến. Những bức thư này nhằm vận động để một nhà sư người Việt trở về quê hương của mình.
Vào lúc đó, nhà sư ấy đã giảng dạy Phật giáo ở hơn 30 quốc gia, đến đâu ông cũng được chào đón nồng nhiệt. Tuy nhiên, ông lại bị chính quốc gia của mình từ chối. Pháp danh của ông là Thích Nhất Hạnh.
Phải mất đến tám năm sau, tức năm 2005, thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng đoàn của mình mới được phép trở về Việt Nam.
Vì sao một nhà sư bị cho là thân Việt Cộng lại bị chính quyền cộng sản cấm trở về quê hương trong nhiều thập kỷ?
Năm 1966, khối Ấn Quang, bao gồm các nhà sư có xu hướng đấu tranh chính trị, đã cử Thượng tọa Thích Nhất Hạnh sang Mỹ để kêu gọi Mỹ ngừng chiến. Khối Ấn Quang nổi tiếng với việc phản đối chính sách chống cộng của chính quyền miền Nam và kêu gọi tiến tới hòa bình đối với miền Bắc. [1]
Ông viết trong một cuốn hồi ký về chuyến đi này: “[...] tôi quyết định đi sang các nước Tây phương để nói cho thế giới biết những đau khổ của đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam.” [2]
Chỉ một năm sau, mục sư Martin Luther King đã đề cử Thích Nhất Hạnh cho Giải Nobel Hòa bình. Dù ông không được xướng tên nhưng đề cử đã giúp cho ông càng thêm rạng danh.
Từ đây, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cấm ông trở về nước. Sau ngày 30/4/1975, khi đất nước thống nhất dưới chế độ cộng sản, Thích Nhất Hạnh vẫn không được phép trở về Việt Nam.
Sau ngày chế độ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, xã hội miền Nam trở nên tăm tối còn hơn bóng đêm. Chính quyền mới đã thủ tiêu toàn bộ nền kinh tế thị trường, kiểm soát nghiêm ngặt hầu hết các lĩnh vực, trong đó có ngành xuất bản.
Rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo của miền Nam lâm vào cảnh khốn khó. Họ không được phép sáng tác và xuất bản, không có nguồn thu nhập, hồi hộp chờ ngày chính quyền mới đến bắt và nhốt họ vào nhà tù.
Trước năm 1975, ở miền Nam, ngoài vai trò là nhà sư, Thích Nhất Hạnh còn là nhà thơ, nhà văn, nhà báo nổi tiếng. Ông là người sáng lập nhà xuất bản Lá Bối. Năm 1979, người quản lý của nhà xuất bản này phải vượt biên sang Mỹ. [3]
Cho đến những năm 1980, cái tên Thích Nhất Hạnh vẫn bị các nhà văn của chính quyền khẳng định là một trong những tên “biệt kích văn hóa” hay “biệt kích cầm bút”. Danh sách này bao gồm nhà văn Duyên Anh, Nguyễn Mạnh Côn, Mai Thảo, Nhã Ca, v.v.
Trong cuốn sách “Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận văn hóa - tư tưởng” xuất bản năm 1980, các tác giả (có Trần Văn Giàu) khẳng định tư tưởng, văn chương của Thích Nhất Hạnh cố tình chống Mặt trận Giải phóng, chống chủ nghĩa cộng sản, gây nguy hiểm cho kháng chiến, cản trở người dân đánh đuổi giặc Mỹ. [4] Dưới đây là một vài đoạn trích:
“Nhưng có một cái cố chấp tai hại nhất trong mười mấy quyển sách của Nhất Hạnh và trong tư tưởng của một số người khác, ấy là tư tưởng chống kháng chiến, chống cộng sản.”