Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Quy trình bầu cử ở Việt Nam bị đánh giá 0 điểm.
Trong khi lãnh đạo đảng và nhà nước nhiều lần khẳng định Việt Nam là một nước dân chủ, lãnh đạo các nước phương Tây lại cho rằng Việt Nam là nước độc tài đảng trị, giới bất đồng chính kiến thì khẳng định Việt Nam là một nền “dân chủ giả hiệu” hay “dân chủ hình thức”. Trước khi làm rõ những nhận định khác biệt này, chúng ta cần hiểu được ý nghĩa của khái niệm dân chủ và những đặc điểm nhận dạng của một nền dân chủ.
Dân chủ (democracy) là một từ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. [1] Trong đó, “demos” có nghĩa là toàn bộ công dân sống trong một khu vực cụ thể và “kratos” có nghĩa là quyền lực hoặc sự cai trị. Như vậy, dân chủ dịch theo nghĩa đen là sự cai trị của nhân dân hoặc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Trong nền chính trị hiện đại, dân chủ hiểu theo nghĩa hẹp thường được đồng nhất với một nền dân chủ đại diện, thể hiện qua hệ thống bầu cử tự do, cạnh tranh và công bằng (electoral democracy). Theo đó, những người được đám đông dân chúng bầu chọn và trao quyền lực sẽ đưa ra các quyết sách công phản ánh ý chí, nguyện vọng của cử tri, từ đó tối đa hóa lợi ích của người dân và đất nước.
Tuy nhiên, nhiều học giả phương Tây không đồng tình với kiểu định nghĩa tối thiểu này. Họ cho rằng việc tổ chức các cuộc bầu cử đa đảng cạnh tranh không đảm bảo một quốc gia có dân chủ. Thông qua các cuộc bầu cử, ý chí của phe đa số có thể tạo ra các chính sách lấn áp, thậm chí làm tổn hại đến lợi ích của phe thiểu số. Điều này được John Stuart Mill mô tả là “sự chuyên chế của số đông” (tyranny of the majority). [2] Ngoài ra, việc một lãnh đạo được bầu lên theo cách dân chủ cũng không đảm bảo người này sau khi đắc cử sẽ không lạm dụng quyền lực để tấn công các lực lượng chính trị đối lập, làm xói mòn nền pháp quyền cũng như bóp nghẹt các quyền tự do cơ bản của người dân.
Trong thực tế, Đảng Quốc xã của Hitler đã giành được quyền lực thông qua một cuộc bầu cử tự do ở Đức vào năm 1932. Một ví dụ khác xảy ra gần đây là Tunisia, đất nước Bắc Phi duy nhất chuyển mình từ chế độ độc tài sang chế độ dân chủ sau phong trào Mùa xuân Ả Rập. Năm 2019, Kais Saied trở thành Tổng thống của Tunisia sau khi giành được gần 73% số phiếu trong một cuộc bầu cử được đánh giá là công bằng và tự do. Tuy nhiên, kể từ khi nhậm chức đến nay, Tổng thống Saied ngày càng tăng cường việc quản trị đất nước bằng các sắc lệnh của mình và bóp nghẹt quyền tự do của người dân. [3]
Trong năm 2021, đứng trước tình hình kinh tế tê liệt vì đại dịch COVID-19, Tổng thống Saied đã cách chức Thủ tướng Hichem Mechichi, đình chỉ hoạt động của quốc hội và tước quyền miễn trừ đối với các nghị sĩ. [4] Một số nghị sĩ sau đó bị quản thúc tại gia hoặc bị đưa ra xét xử tại các tòa án quân sự. [5]