‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Ai cũng muốn thay đổi, nhưng mỗi người một phách.
Tháng 5/2020, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký một sắc lệnh hành pháp (executive order), yêu cầu các cơ quan chính quyền phối hợp cùng Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) để có quy định làm rõ các giới hạn của nội dung trong Mục 230. [1] [2] Cụ thể là giải thích rõ định nghĩa “ý định tốt” (good faith) trong phần (c)(2)(A) của đạo luật - vốn cho phép các công ty công nghệ được toàn quyền kiểm soát nội dung trên nền tảng của mình - từ đó, có thể loại trừ những công ty “có ý định xấu” khỏi khuôn khổ được bảo hộ của Mục 230.
Vào thời điểm trên, các mạng xã hội như Twitter bắt đầu dán nhãn đính chính (fact-check), thậm chí là xóa một số bài đăng của Trump với lý do thông tin dẫn dắt gây hiểu lầm (misleading), sai sự thật (false), gây hại (cause harm) hoặc kích động bạo lực (incite violence). [3]
Các chính trị gia cánh hữu cho rằng các mạng xã hội lớn có xu hướng kiểm duyệt nội dung của phe bảo thủ. Chính quyền Trump muốn tìm cách loại bỏ quyền miễn trừ trách nhiệm mà các công ty công nghệ được hưởng trong Mục 230.
“Biden và gia đình ông ta là những kẻ dối trá, và họ đang được các ông lớn công nghệ bảo vệ”, Trump cáo buộc. Không chỉ vậy, Trump còn kêu gọi “phải ngay lập tức tước bỏ tấm khiên bảo vệ các công ty này trong Mục 230.” [4]
Tháng 12/2020, Trump gây áp lực với Quốc hội, đe dọa phủ quyết Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (National Defense Authorization Act) - một đạo luật mà Quốc hội Mỹ phải thông qua mỗi năm để có ngân sách cho quốc phòng - vì trong gói luật không bao gồm quy định dẹp bỏ Mục 230. Vài tuần sau, Trump biến lời đe dọa thành hiện thực, phủ quyết đạo luật quan trọng nhất dành cho quốc phòng. Ngay sau đó, Thượng viện, với kết quả áp đảo 81-13, đã bỏ phiếu lật ngược quyết định phủ quyết của Trump. [5] [6] [7]