Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Từ “món nợ” lập hiến đến nguồn cơn của khủng hoảng chính trị hiện thời.
Israel là một quốc gia đặc biệt, đại diện tiêu biểu cho một quốc gia-dân tộc (nation-state), tức là một quốc gia do một dân tộc kiến tạo nên, trái với một dân tộc-quốc gia (state-nation), tức là một dân tộc do quốc gia kiến tạo nên, ví dụ như Singapore, Mỹ, v.v. [1] [2] Mặc dù vậy, Israel lại được thành lập từ Nghị quyết 181 năm 1947 của Liên Hiệp Quốc. [3]
Chứng kiến sự thống khổ của người Do Thái trong Đệ nhị thế chiến, và mong muốn đưa ra giải pháp để bảo vệ họ khỏi chủ nghĩa bài Do Thái vẫn hoành hành ở châu Âu, Liên Hiệp Quốc cùng hai nước lớn là Anh và Pháp đã thông qua một bản kế hoạch nhằm phân chia vùng đất mà thời điểm đó vẫn đang được biết đến với tên gọi là Palestine. [4]
Theo đó, một nhà nước Do Thái sẽ được thành lập gắn liền với vùng lãnh thổ xác định cho người Do Thái, lấy từ phần đất vốn đã được người Ả Rập sinh sống từ lâu. Quá trình phân chia lãnh thổ cũng mang đậm màu sắc thực dân và đầy quan liêu khi biên giới được vẽ ra một cách tùy tiện, khiến nhiều gia đình Ả Rập và Do Thái bỗng thấy bản thân mất nhà cửa chỉ sau một đêm vì tài sản của mình “lỡ” nằm bên trong biên giới của khu định cư thuộc dân tộc còn lại do người Anh và Pháp vẽ ra. [5]
Giao tranh sau đó nổ ra giữa người Ả Rập và người Do Thái với phần thắng thuộc về người Do Thái, và một nhà nước Israel ra đời vào năm 1948, do các lãnh tụ phong trào lập quốc Do Thái (Zionist) dẫn dắt. [6] Đó cũng chính là nguồn cơn cho các xung đột sắc tộc, tôn giáo tại khu vực bán đảo Ả Rập ngày nay.
Mặc dù đã hơn 70 năm trôi qua kể từ khi nhà nước của người Do Thái hình thành, Israel vẫn là một quốc gia không có bản hiến pháp thành văn nào. Tuy nhiên, khác với Anh quốc, một quốc gia cũng không có hiến pháp thành văn, ý tưởng về việc soạn thảo một bản hiến pháp thành văn ở Israel vốn đã từng được thai nghén từ ngay buổi đầu của nền cộng hòa. [7]