‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Khó khăn trước mắt của nền dân chủ không phải là kết thúc của tương lai dân chủ.
Quan sát phong trào dân quyền, dân chủ tại Việt Nam suốt một thập niên qua thì có thể nói rằng tình hình hiện nay dường như đã đi xuống mức đáy.
Chưa cần nhắc đến những tên tuổi của các nhà vận động quen thuộc trên “tiền tuyến” của phong trào như Phạm Đoan Trang, Nguyễn Thúy Hạnh, Lê Hữu Minh Tuấn, Phạm Chí Dũng, Trịnh Bá Phương, các phong trào mang tính địa phương hoặc tự phát khác như phong trào “Hiến pháp”, hội “Anh em Dân chủ”, các nhóm biểu tình chống Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng, các nhóm phản đối BOT, cho đến đấu tranh bảo vệ quyền tự do ngôn luận của các cá nhân trên khắp quốc gia trong đại dịch COVID-19, v.v. [1] đều bị dập tắt cùng với việc người tham gia gánh chịu những bản án tùy tiện.
Ai từng dành thời gian quan sát phong trào dân quyền, dân chủ tại Việt Nam hai mươi năm trở lại đây cũng có thể thấy một tương lai ảm đạm, khi về cơ bản, đã không còn nhiều người đủ dũng khí tham gia phong trào này nữa.
Hiển nhiên, sẽ có người đọc cho rằng những cái tên nêu trên chỉ là những cái tên blogger và các nhóm nhà báo tự do; phong trào cơ sở thì đa phần là tự phát, thiếu tính tổ chức cũng như thiếu một yêu sách dân chủ cụ thể. Nhưng còn những hội, nhóm có kiến thức nghiên cứu, tham gia sâu vào các hoạt động như góp ý chính sách, cũng như có cái nhìn toàn cảnh hơn về tình hình chính trị Việt Nam thì sao?
Câu trả lời là tình hình không mấy khả quan hơn.
Những cái tên có danh tiếng trong giới hoạt động dân sự chính thống nhà nước, giới NGO (tổ chức phi chính phủ), giới luật gia, v.v. đều rơi vào vòng lao lý.