‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Chính quyền ngày càng đàn áp mạnh tay và can thiệp thô bạo hơn.
Vào ngày 19/3/2023, chính quyền xã Čư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã cho người đến bao vây, đe dọa, đập phá cổng rào của một gia đình theo Hội thánh Tin Lành Đấng Christ.
Trang Người Thượng Vì Công Lý thông tin ngôi nhà này là của gia đình ông Y'Wang Êban (hay còn gọi là Ama Y'Pôl), một thành viên của Hội thánh Tin Lành Đấng Christ. [1]
Thời gian gần đây, chính quyền các tỉnh Tây Nguyên đã gia tăng đàn áp lên các thành viên của hội thánh này. Chính quyền xem các hoạt động của nhóm này là lợi dụng hoạt động tôn giáo để chống nhà nước. Mặc dù các thành viên hội thánh cho rằng họ chỉ sinh hoạt tôn giáo đơn thuần.
Những người này thường đối diện với nhiều hoạt động đàn áp khác nhau của chính quyền như bị tấn công, đe dọa, ngăn cản sinh hoạt tôn giáo, bị bắt giữ, thẩm vấn, v.v.
Tình trạng đàn áp tín đồ tôn giáo ở Tây Nguyên đang ngày càng nặng nề, gây ra không khí căng thẳng, có thể dễ dàng dẫn đến các xung đột lớn.
Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ kiểm tra về việc quản lý tiền công đức tại các di tích, bao gồm các di tích là chùa của Phật giáo trên toàn quốc. [2]
Kế hoạch kiểm tra này được Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, theo Thông tư số 04 về quản lý tiền công đức tại các di tích đã ban hành vào tháng 1/2023.
Việc kiểm tra này có thể sẽ buộc các di tích phải quản lý tiền công đức qua các tài khoản ngân hàng được mở, ghi chép sổ tay về các khoản thu được trong các hòm công đức hay việc tiếp nhận các hiện vật có giá trị.
Ngoài ra, theo thông tư này, các di tích cũng phải trích một số tiền nhất định để gửi cho sở văn hóa, thể thao và du lịch nhằm tạo nguồn quỹ tu bổ các di tích khác.
Đồng thời, Thông tư 04 cũng yêu cầu các di tích phải công khai các khoản thu, chi tiền công đức, tài trợ nếu người đóng góp có yêu cầu, hoặc cơ quan nhà nước yêu cầu.
Dù thông tư quy định cụ thể những cách quản lý tiền công đức nhằm đảm bảo công khai, minh bạch, tuy nhiên, chính quyền vẫn chưa đưa ra quy định xử phạt hành chính nào liên quan đến thông tư này.
Vào lúc 18 giờ 15 phút ngày 22/3/2023, chính quyền xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đã ngăn cản thô bạo một linh mục chánh xứ đang làm thánh lễ cho các tín đồ.
Linh mục bị ngăn cản là ông Phanxicô Xaviê Lê Tiên, chánh xứ giáo xứ Đăk Giấc, đang dâng lễ tại nhà nguyện Giáo họ Phaolô của giáo xứ này.
Chính quyền cho biết nhà nguyện này chưa được công nhận, do đó việc sinh hoạt tôn giáo là trái pháp luật. Chính quyền tỉnh Kon Tum khẳng định sẽ xử lý những cán bộ có hành động quá đáng trong khi ngăn cản thánh lễ này. [3]
Sau đó, Tòa giám mục Kon Tum đã ra thông báo lên án hành vi xúc phạm tôn giáo của chính quyền xã Đắk Nông. Thông báo còn cho biết chính quyền chưa đồng ý công nhận nhà nguyện này, cũng như một số nhà nguyện khác trong tỉnh. [4]
Các hoạt động của Công giáo tại khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên luôn gặp nhiều khó khăn do chính quyền không chịu công nhận những nhà thờ, nhà nguyện mới được thành lập. Tất cả các hoạt động tôn giáo phải được sự đồng ý của chính quyền trước khi tổ chức, dù rằng nó chỉ mang tính tôn giáo thuần túy, được các linh mục trong nước cử hành.
Ngày 4/3/2023, Công an thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam đã ngăn cản một nhóm tín đồ Hội thánh Đức Chúa Trời mẹ sinh hoạt tôn giáo tại xã Cẩm Hà. [5]
Công an cho biết có sáu tín đồ nữ và bốn tín đồ nam đang sinh hoạt hội thánh khi kiểm tra.
Công an đã tạm giữ toàn bộ đồ dùng của nhóm, bao gồm máy tính, loa, 10 quyển kinh thánh, năm sổ ghi chép, 14 khăn màu trắng cùng các vật dụng khác.
Các tín đồ đã bị yêu cầu không tổ chức sinh hoạt tôn giáo trái phép, nằm ngoài các địa điểm đã được chính quyền cấp phép.
Hội thánh Đức Chúa Trời là một trong những tôn giáo mới phổ biến tại Việt Nam. Dù chưa được nhà nước công nhận nhưng người dân vẫn thường xuyên tự tổ chức sinh hoạt tôn giáo tại các địa phương.
Trong thời gian qua, chính quyền đã liên tục sách nhiễu các nhóm theo hội thánh này, không để bất kỳ nhóm nào có thể phát triển và công khai hoạt động. Chính quyền cho rằng giáo lý của tôn giáo này nhuốm màu tà đạo, tuyên truyền mê tín, dị đoan. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về mê tín, dị đoan.
Trong buổi làm việc với Ban Tôn giáo Chính phủ, chính quyền huyện Hà Quảng cho biết đã trấn áp thành công những hộ dân theo đạo Dương Văn Mình. [6]
Chính quyền huyện này khẳng định hiện nay không còn hộ dân nào theo đạo Dương Văn Mình sau hơn 9 tháng thực hiện chiến dịch đàn áp.
Tháng 6/2022, huyện Hà Quảng ước tính có sáu xã với 849 người theo đạo Dương Văn Mình. Đến tháng 9/2022, chính quyền đã bắt 340 người từ bỏ đạo. [7]
Một huyện khác của tỉnh Cao Bằng là huyện Hòa An cũng đang đẩy mạnh các hoạt động trấn áp nhằm xóa bỏ hoàn toàn đạo Dương Văn Mình. [8]
Vào giữa tháng 3/2023, báo Công An Nhân Dân cho biết đến nay đã có 72% số người theo đạo Dương Văn Mình ở 14 xã thuộc tỉnh Cao Bằng đã từ bỏ đạo này, xóa bỏ tất cả 15 nhà thờ. [9]
Tờ báo này cũng khẳng định đã xóa sạch đạo Dương Văn Mình tại các tỉnh Thái Nguyên, Lào Cai và Tuyên Quang. [10]
Theo đó, chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã buộc hơn 1.000 người từ bỏ đạo Dương Văn Mình bằng cách ký cam kết không theo đạo này. Chính quyền địa phương kiên quyết đến nhà tất cả các hộ dân để ép họ từ bỏ đạo, việc này được tiến hành liên tục trong khung giờ từ 6 giờ chiều cho đến 10 giờ đêm.
Số người từng theo đạo Dương Văn Mình ở Lào Cai vào năm 2016 là 55 người thuộc 11 gia đình. Tuy nhiên, hiện nay chính quyền đã ép tất cả các hộ này từ bỏ đạo.
Báo Công An Nhân Dân không nêu về số người bị ép phải từ bỏ đạo Dương Văn Mình ở tỉnh Tuyên Quang.
Riêng tỉnh Bắc Kạn, chính quyền ghi nhận vẫn còn người theo tôn giáo này. Cục An ninh Nội địa cho biết tỉnh này đã ép 565 người ở 10 xã từ bỏ đạo Dương Văn Mình.
Hiện nay, chính quyền trung ương và các tỉnh đang đàn áp đạo Dương Văn Mình hết sức có thể nhằm đặt dấu chấm hết cho đạo này. Tuy nhiên, giống như nhiều tôn giáo từ trước đến nay, bằng cách này hay cách khác, tín đồ vẫn sẽ duy trì đức tin dù bị chính quyền đàn áp nặng nề.
1. Người thượng vị công lý. (2023, March 21). https://www.facebook.com/watch/?v=1825450171188323
2. Kiểm tra toàn quốc về quản lý tiền công đức. (2023, March 7). Vnexpress. https://web.archive.org/web/20230412004839/https:/vnexpress.net/kiem-tra-toan-quoc-ve-quan-ly-tien-cong-duc-4578636.html
3. Cần hiểu đúng về vụ việc xảy ra tại xã Đăk Nông (huyện Ngọc Hồi). (2023, March 26). Báo Kon Tum điện tử. https://web.archive.org/web/20230411180705/https://www.baokontum.com.vn/xa-hoi/can-hieu-dung-ve-vu-viec-xay-ra-tai-xa-dak-nong-huyen-ngoc-hoi-28876.html
4. Thông báo của Tòa Giám mục Kon Tum về việc xúc phạm thánh lễ. (2023, March 27). Hội đồng Giám mục Việt Nam. https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/thong-bao-cua-toa-giam-muc-kon-tum-ve-viec-xuc-pham-thanh-le-50527
5. Phát hiện 10 người sinh hoạt “Hội thánh Đức Chúa Trời mẹ” trái phép. (2023, March 7). Báo Công An TPHCM. https://web.archive.org/web/20230412011501/https://congan.com.vn/doi-song/phat-hien-10-nguoi-sinh-hoat-hoi-thanh-duc-chua-troi-me-trai-phep_144366.html
6. Đoàn công tác Ban Tôn giáo Chính phủ làm việc tại huyện Hà Quảng. (2023, March 31). Trang thông tin điện tử Huyện Hà Quảng. https://haquang.caobang.gov.vn/chinh-tri-thoi-su/doan-cong-tac-ban-ton-giao-chinh-phu-lam-viec-tai-huyen-ha-quang-903207
7. Hà Quảng: Tổng kết cao điểm 100 ngày tuyên truyền, đấu tranh với tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình. (2022, September 30). Đài Phát Thanh - Truyền Hình Cao Bằng. https://web.archive.org/web/20221005054732/http://caobangtv.vn/tin-tuc-n54446/ha-quang-tong-ket-cao-diem-100-ngay-tuyen-truyen-dau-tranh-voi-to-chuc-bat-hop-phap-duong-van-minh.html
8. Đấu tranh, đẩy lùi hoạt động của các tổ chức bất hợp pháp ở huyện Hòa An (Cao Bằng): Dân tin thì muôn việc thành công. (2023, March 27). Báo Quân đội Nhân dân. https://web.archive.org/web/20230327031853/https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/quoc-phong-toan-dan/dau-tranh-day-lui-hoat-dong-cua-cac-to-chuc-bat-hop-phap-o-huyen-hoa-an-cao-bang-dan-tin-thi-muon-viec-thanh-cong-723018
9. Thay đổi cách tiếp cận mới trong xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình. (2023, March 16). Báo Công an Nhân Dân. https://web.archive.org/web/20230419133443/https://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/thay-doi-cach-tiep-can-moi-trong-xoa-bo-to-chuc-bat-hop-phap-duong-van-minh-i686777/
10. Xem [9].