‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Duy trì sức tưởng tượng của dân tộc về một tương lai khác, không nhất thiết phải là sự toàn trị.
Nếu xét theo chiều dài lịch sử Việt Nam, và cân nhắc sự tồn tại của các chính thể hiện đại Việt Nam thì Việt Nam Cộng hòa là một chính thể có lịch sử quá non trẻ. Thậm chí, quá trình tồn tại chỉ kéo dài khoảng 20 năm nhưng sự tồn tại cũng không hề trọn vẹn.
Tổng thống Ngô Đình Diệm mới vừa xây dựng nền Đệ nhất cộng hòa và nắm quyền vừa tròn tám năm, từ tháng 10 năm 1955 đến tháng 11 năm 1963, thì xảy ra đảo chính.
Khoảng thời gian từ cuối năm 1963 cho đến năm 1967 là quá trình tranh giành quyền lực của giới tướng lĩnh quân sự và các cuộc đảo chính lật đổ lẫn nhau không để lại được dấu ấn gì đẹp đẽ.
Từ năm 1967 đến năm 1975 (cũng đúng tám năm), thành tựu của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu có thể được ghi nhận ở một số lĩnh vực, đặc biệt là câu chuyện hoàn thành chương trình Người cày có ruộng và ổn định phần nào trật tự chính trị vĩ mô của miền Nam Việt Nam trước nhiều chiến dịch quân sự rộng khắp của phe Việt Cộng lẫn chính quyền Bắc Việt. [1] Tuy nhiên, ông cũng không thành công trong việc củng cố nội bộ và thống nhất nhân tâm.
Suốt hai mươi năm tồn tại ngắn ngủi, Việt Nam Cộng hòa là chuỗi nối dài của những xung đột, biểu tình, bê bối và bạo loạn, bởi tác động của cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Nói chính thể này là một chính thể sống thoi thóp, không phải là nói quá.
Vậy thì người viết (và những tác giả khác) còn viết về Việt Nam Cộng hòa làm gì, khi mà thời gian nó tồn tại (20 năm) còn không dài bằng thời gian nó đã chết (48 năm)?
Liệu đó có phải là hành động chống phá chế độ mới, hoặc bất mãn thời cuộc? Hay những tác giả này - trong đó có người viết bài - đang mong muốn làm sống lại một thực thể chính trị đã chết cả xác lẫn hồn?