‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Chuyện các nhóm thượng lưu, thượng trung lưu (upper class, upper middle class) nhận vơ về danh xưng “trung lưu” cho đến nay đã trở thành một trào lưu quốc tế.
Và ngay cả ở Việt Nam cũng vậy.
Chúng ta có thể tìm hiểu thêm về vấn đề này thông qua những nghiên cứu gây được tiếng vang lớn như “Media Magic: Making Class Invisible” (Truyền thông nhiệm màu: Biến giai cấp thành vô hình) của Mantsios Gregory; hay nghiên cứu của Erika Paulson và Thomas O’Guinn với tựa đề “Marketing Social Class and Ideology in Post-World-War-Two” (Tiếp thị giai cấp và ý thức hệ hậu Đệ nhị thế chiến). [1] [2]
Chuyện dài nói ngắn, các nghiên cứu này cho thấy một bộ phận người dân Mỹ đang lầm tưởng rằng mình thuộc giai cấp “trung lưu” bởi vì truyền thông và các sản phẩm tiếp thị thường làm mờ đi ranh giới giữa tầng lớp lao động sống tháng nào biết tháng nấy với giới thượng lưu, điều này góp phần tạo ra một “giai tầng trung lưu phổ quát” (universal middle class).
Hiển nhiên, đời sống và khả năng chi trả của hai nhóm này khác nhau như ngày và đêm, nhưng ảo ảnh của một giai tầng trung lưu phổ quát biến những sản phẩm mắc mỏ, những phong cách sống cao cấp trở thành “chuyện thường ở huyện”.
Đời sống quốc dân nhờ tự huyễn hoặc mà được nâng cao, đa phần dựa trên hình ảnh của tầng lớp dư giả, giàu có.
Việt Nam có vẻ cũng đang trải qua một giai đoạn tương tự.