‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Giới hạn phạm vi giết chóc là xây dựng hình ảnh một cuộc chiến chính nghĩa.
Cho đến thời điểm hiện tại, khó ai có thể tiếp tục tranh cãi về việc Nga có đang thực hiện một cuộc xung đột vũ trang (armed conflict) đầy đủ và toàn diện tại Ukraine hay không.
Lý luận về một “chiến dịch quân sự đặc biệt” (special military operation) của Kremlin chứa đựng hai hàm ý, một là về phạm vi và thời gian từng được kỳ vọng của xung đột, hai là về tham vọng đế quốc của Putin. [1] Tuy nhiên, sau hơn một năm chiến sự diễn ra gần như trên mọi mặt trận, cùng với việc Nga đã vận dụng toàn bộ khí tài từ tối tân đến xưa cũ nhưng vẫn không tránh khỏi con số thương vong ngày một tăng cao, dường như ngay cả giới lãnh đạo của Nga cũng phải dần thừa nhận rằng họ đang trong một cuộc xung đột vũ trang thật sự. [2]
Như vậy, dù muốn hay không, các chiến dịch quân sự do nước này phát động cũng buộc phải nằm trong phạm vi điều chỉnh của nhóm nguyên tắc chiến tranh bên trong hệ thống pháp luật nhân đạo quốc tế (international humanitarian law). Chúng ta cũng có thể gọi nó là pháp luật về xung đột vũ trang quốc tế (law on international armed conflict - LIAC).
Thêm vào đó, thông tin về việc Nga tìm cách ám sát Tổng thống Ukraine Zelensky, hay ngược lại là Nga cáo buộc Ukraine tìm cách ám sát Tổng thống Putin bất hợp pháp dẫn chúng ta đến một câu hỏi pháp lý mà người đọc có thể chưa từng nghĩ tới:
Pháp luật quốc tế “cho phép” sự giết chóc trong chiến tranh đến mức độ nào? Và các lãnh đạo dân sự có thể được xem là mục tiêu quân sự hay không?
Trước khi thảo luận chi tiết về vấn đề xem xét và lựa chọn “mục tiêu quân sự hợp lý” trong chiến tranh (legitimate targets), chúng ta cần hiểu bản chất của hệ thống pháp luật về xung đột vũ trang này.