Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Các định chế bảo vệ nhân quyền từng bước bị vô hiệu hóa.
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) có lẽ là một trong những nhóm hiệp định thương mại tự do được quan tâm đầu tư truyền thông nhất bởi cả chính quyền Việt Nam, các doanh nghiệp, lẫn các nhóm hoạt động xã hội ở quốc gia hình chữ S, gần như chỉ sau Hiệp định Thương mại Tự do với Hoa Kỳ có hiệu lực vào năm 2001. Tuy nhiên, mỗi bên đều có giấc mộng riêng của mình.
Chính quyền Việt Nam cũng như các doanh nghiệp trong nước kỳ vọng vào thị trường lớn của châu Âu với sức mua, độ phủ sóng cũng như năng lực đầu tư hàng đầu thế giới.
Từ việc hiện thực hóa kỳ vọng tăng trưởng kinh tế, chính quyền Việt Nam có thể bảo đảm vị thế và tính chính danh của mình thông qua mô hình nhà nước tăng trưởng hay còn được gọi là nhà nước kiến tạo phát triển (developmental state).
Các doanh nghiệp đương nhiên sẽ nghĩ về khả năng kiếm tiền.
Tuy nhiên, đối với các nhóm hoạt động xã hội, họ đã từng tin rằng EVFTA có thể mang lại nhiều sự thay đổi hơn. Đó là một nhà nước minh bạch, một hệ thống giám sát cam kết quyền con người được thừa nhận, và cả một nền tảng tự do mới về quyền công đoàn.
Về thành quả thực tế, trong năm 2021, giá trị thương mại song phương Việt Nam - châu Âu tăng lên 13%. Điều này có vẻ phù hợp với mong muốn của các nhà kỹ trị ở Brussels khi cho rằng EVFTA là hiệp định thương mại song phương có tham vọng lớn nhất giữa Liên minh châu Âu (EU) và một quốc gia đang phát triển. [1]
Trong khi đó, chính quyền Việt Nam có vẻ cũng đạt được phần nào kỳ vọng của mình về hình ảnh và tính chính danh, khi hoạt động thương mại với châu Âu góp phần vào việc ghi nhận rằng Việt Nam “hồi phục kinh tế vượt trội” đến 8% vào năm 2022. [2]