‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Tượng Phật này cao có tượng Phật khác cao hơn.
Năm 2021, chùa Phật Quốc Vạn Thành (tỉnh Bình Phước) đã dựng một tượng Phật cao 73m, tượng này cao hơn tượng Phật chùa Khai Nguyên (TP. Hà Nội) một mét, trở thành tượng Phật cao nhất Việt Nam thời điểm đó. [1] [2]
Dự kiến trong năm 2023, chùa Minh Đức sẽ dựng tượng Phật cao nhất Việt Nam và thế giới với chiều cao lên đến 125 mét. [3]
Việc dựng tượng Phật ở Việt Nam là cuộc tranh đua không có hồi kết giữa các nhà sư, chính quyền các tỉnh và giới doanh nhân.
Vào tháng 12/2022, Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã khởi công dự án tâm linh tại Phú Quốc với tượng Phật Bà Quán Thế Âm bằng đồng nguyên chất, dát vàng cao 189 mét. Dự kiến đây tiếp tục là tượng Phật cao nhất thế giới. [4]
“Núi này cao có núi khác cao hơn” là thành ngữ đã lỗi thời. “Tượng Phật này cao có tượng Phật khác cao hơn” là câu nói hợp thời hơn bao giờ hết.
Việt Nam đang có bao nhiêu tượng Phật tranh giành các kỷ lục? Vì sao xuất hiện xu hướng dựng tượng Phật khổng lồ như hiện nay?
Việt Nam có rất nhiều tượng Phật khổng lồ, gần như tỉnh, thành nào cũng cố gắng dựng ít nhất một tượng Phật để xác lập kỷ lục, thu hút khách tham quan.
Xu hướng chung là tượng Phật sau cao hơn, to hơn tượng Phật trước. Nếu không cao hơn thì phải được làm bằng chất liệu đặc biệt hơn, hoặc đặt nhiều tượng Phật hơn.
Việc dựng tượng Phật cũng vượt ra khỏi không gian các ngôi chùa, lan đến các nơi như công viên, nghĩa trang, cơ sở của các nhà kinh doanh tư nhân.
Ví dụ như cơ sở làm bánh pía Tân Huê Viên tại Sóc Trăng đang dựng tượng Phật Dược Sư nặng 19 tấn đồng, bên ngoài dự kiến dát 88 lượng vàng với “mong muốn cầu nguyện cho mọi người được an lành”. [5] Hoặc có trường hợp tạc cả tượng Phật cao 81 mét vào hòn núi như tại tỉnh An Giang và 65 mét tại TP. Đà Nẵng. [6] [7]
Tượng Phật được dựng ở khắp nơi từ nông thôn đến thành thị, từ đồi núi đến đồng bằng, từ khu vực đất rừng đến khu vực dân cư.
Cuộc đua dựng tượng Phật có lẽ là một trong những cuộc đua nóng bỏng và cạnh tranh gay gắt nhất Việt Nam.
Dưới đây là 10 tượng Phật sắp đạt kỷ lục hoặc đang giữ các kỷ lục khác nhau tại ba miền Việt Nam.
Chiều Cao: 73 mét
Năm hoàn thành: 2021
Danh hiệu: Tượng Phật cao nhất Đông Nam Á hiện nay
Vị trí: chùa Phật Quốc Vạn Thành, phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước
Khu vực: Rừng núi
Chiều cao: 72 mét
Năm hoàn thành: 2023
Danh hiệu: Tượng Phật cao nhất miền Bắc hiện nay
Vị trí: Chùa Khai Nguyên, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội
Khu vực: Khu dân cư nông thôn
Chiều cao: 33,6 mét
Năm hoàn thành: 2005
Danh hiệu: Tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á vào năm 2013
Vị trí: Núi Cấm, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
Khu vực: Đồi núi
Chiều cao: 125 mét
Năm hoàn thành: 2023 (dự kiến)
Danh hiệu: Tượng Phật Quán Thế Âm cao nhất Việt Nam
Vị trí: Chùa Minh Đức, núi Thiên Mã, xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
Khu vực: Đồi núi
Chiều cao: 72 mét
Năm hoàn thành: 2022
Danh hiệu: Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Châu Á tọa lạc trên đỉnh núi
Vị trí: Núi Bà Đen, TP. Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
Khu vực: Đồi núi
Chiều cao: 81 mét
Năm hoàn thành: 2025
Danh hiệu: tượng Phật Thích Ca tạc vào núi cao to nhất Việt Nam
Vị trí: Công viên văn hóa phường Núi Sam, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang
Khu vực: đồi núi
Chiều cao: 22,5 mét;
Chiều dài: 63 mét
Năm cơ bản hoàn thành: 2023
Danh hiệu: Tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam
Vị trí: Chùa Som Rong, phường 5, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Khu vực: khu dân cư thành phố
Chiều cao: 70 mét
Năm hoàn thành: 2024
Danh hiệu: Tượng Phật Bà cao nhất Tây Nam Bộ
Vị trí: Tổ đình Long Phước, phường 3, TP. Tân An, tỉnh Long An
Vị trí: Khu dân cư thành phố
Chiều cao: 35,4 mét
Năm hoàn thành: 2011
Danh hiệu: Tượng Phật tọa đài sen lớn nhất vào năm 2011
Vị trí: Khu du lịch Hồ Núi Cốc, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Khu vực: Đồi núi
Chiều dài: 7,85 mét
Chiều cao: 1,85 mét
Năm hoàn thành: 2018
Danh hiệu: Tượng Phật nhập niết bàn bằng gỗ lớn nhất Việt Nam
Vị trí: Chùa Thắng Phúc, xã Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng
Ngoài ra, còn hơn 10 công trình xây tượng Phật đáng kể ở các tỉnh, thành khác như: tượng Phật Bà Quan Âm bốn mặt tại tỉnh Thanh Hóa, hay tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á tại tỉnh Bình Định, tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á tại chùa Bái Đính, Ninh Bình, v.v. [16] [17] [18]
Các tượng Phật khổng lồ liên tiếp được dựng lên thường được cho là nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của công chúng.
Tuy nhiên, theo Tổng cục Thống kê, cả nước chỉ có 4,6 triệu người là tín đồ Phật giáo, chiếm 4,78% tổng dân số (số liệu điều tra năm 2019). [19]
Trên thực tế, các công trình này được dựng lên với các kỷ lục nối tiếp nhau nhằm thu hút sự tò mò của số đông công chúng hơn là dành cho những người thực hành đạo Phật.
Du khách đến tham quan đông đảo giúp cho chính quyền địa phương và các nhà đầu tư thu được nhiều lợi ích về kinh tế từ việc bán vé tham quan, cáp treo, dịch vụ ăn uống, lưu trú, v.v. Và đương nhiên có cả những lợi ích phía sau dành cho các quan chức địa phương lẫn chức sắc tôn giáo.
Mặt khác, các tượng Phật thường được dựng lên một cách vô tội vạ, thậm chí không phù hợp với cảnh quan lẫn yếu tố tâm linh bản địa. Ví dụ, núi Bà Đen thuộc tỉnh Tây Ninh là một di tích không liên quan trực tiếp đến Phật giáo truyền thống, mà mang nhiều màu sắc tâm linh, tín ngưỡng bản địa.
Việc nhấn mạnh vào yếu tố Phật giáo có lẽ xuất phát từ lý do chính trị nhiều hơn, vì nhà nước hiện nay muốn người dân theo đạo Phật, dưới sự điều hành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), một tổ chức đã bị nhà nước kiểm soát toàn diện.
Trong khi đó, đạo Công giáo có xu hướng độc lập với chính quyền, còn Tin Lành thì có xu hướng chia tách liên tục thành các hội thánh nhỏ, hoạt động độc lập. Đây rõ ràng không phải là các tôn giáo phù hợp với lợi ích của nhà nước.
Hiện nay, chính quyền nắm quyền phê duyệt toàn bộ các thủ tục liên quan đến thành lập, xây dựng cơ sở tôn giáo. Việc liên tục dựng các tượng Phật đạt kỷ lục rõ ràng là có bàn tay thúc đẩy của nhà nước. Các nhà sư thuộc GHPGVN luôn được ưu ái đặc biệt.
Tuy nhiên, chính quyền lại không muốn người dân tự do thực hành những giáo lý chân chính của Phật giáo, vì điều này không có lợi cho nhà nước. Chính quyền chỉ đang dùng sự ảnh hưởng của Phật giáo để thao túng tâm thức và định hướng tư tưởng cộng đồng vào các giá trị mà nhà nước mong muốn. Do đó, sự hiện diện của những tượng Phật cao lớn là điều rất cần thiết cho nhu cầu này.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng từng nhận định rằng: “Người ta [chính quyền] chỉ muốn có một đạo Phật của tín mộ, của thờ cúng, người ta không muốn có một đạo Phật có khả năng lãnh đạo tinh thần và văn hóa đạo đức cho quốc dân”. [20]
Không riêng gì Việt Nam, Nhật Bản cũng dựng nhiều tượng Phật to lớn. Tuy nhiên, các tượng Phật này thường được dựng lên với những lý do tôn giáo cụ thể, và đã có từ rất lâu. [21] Tượng Phật cao nhất và mới nhất tại nước này với chiều cao 120 mét có từ năm 1992. Số tín đồ Phật giáo tại Nhật Bản lên đến 84,8 triệu người, chiếm 68% tổng dân số. [22]
Đài Loan cũng có những tượng Phật cao lớn. Tuy nhiên, các tượng Phật thường đặt ở những trung tâm Phật giáo lớn như Phật Quang Sơn có tượng Phật cao 40 mét (chưa tính phần đài), là tượng Phật cao nhất tại Đài Loan. [23] Hay vì những lý do đặc biệt mà người Đài dựng tượng, ví dụ như tượng Phật cao 22 mét được dựng năm 1962 để tưởng niệm những người đã hy sinh khi Nhật Bản xâm lược Đài Loan. [24]
Tượng Phật cao nhất tại Hàn Quốc chỉ có 21 mét (chưa tính phần đài là một tòa nhà). [25]
Nhìn chung, các công trình tượng Phật ở ba nước có chung truyền thống Phật giáo Đại thừa này đều có tính thẩm mỹ và hài hòa với không gian xung quanh.
Trong khi đó, chính quyền Việt Nam cho phép xây dựng tràn lan các công trình Phật giáo to lớn, thường không có gì quá khác biệt về mục đích, thậm chí phần nào đó ảnh hưởng đến quy hoạch cảnh quan và môi sinh ở Việt Nam. Núi non, rừng cây, tài nguyên cũng bị khai thác để dựng những tượng Phật sau cao hơn tượng Phật trước.
Ở những nơi dựng tượng Phật lớn, các nhà sư thường có mối gắn kết chặt chẽ với chính quyền. Các nhà sư này cũng thường giữ các chức vụ rất cao trong GHPGVN.
Tại Sóc Trăng, chùa Som Rong có tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam là ngôi chùa do Thượng tọa Lý Đức làm trụ trì. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đại biểu Quốc hội Khóa 14 và Khóa 15 (2021 - 2026). [26]
Không khó để tìm thấy những gương mặt như Thượng tọa Lý Đức trong số các ngôi chùa có tượng Phật khổng lồ.
Ví dụ như Hòa thượng Thích Thanh Quyết, trụ trì khu di tích Phật giáo Yên Tử, nơi dựng tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông bằng đồng lớn nhất vào năm 2013. Ông là đại biểu Quốc hội liên tiếp các khóa 13, 14 và 15, đồng thời giữ chức Trưởng ban Giáo dục Phật giáo Trung ương của GHPGVN hiện nay. [27]
Hai ngôi chùa lớn nhất miền Bắc hiện nay là Bái Đính và Tam Chúc do Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu làm trụ trì, còn phó trụ trì là Thượng tọa Thích Minh Quang. [28] Vị đầu hiện nay là phó chủ tịch Hội đồng trị sự GHPGVN. Vị sau là thành viên Ban thường trực Hội đồng trị sự GHPGVN kiêm trưởng ban trị sự GHPGVN tỉnh Ninh Bình và cũng là ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Bình.
Rõ ràng là có một cơ chế sắp xếp, tưởng thưởng cho những nhà sư được lòng nhà nước, bằng cách để họ quản lý những cơ sở Phật giáo bề thế, nơi có những công trình Phật giáo đạt kỷ lục.
1. Online, T. T. (2021, January 25). Bình Phước: Khánh thành tượng Phật ngồi cao 73m. TUOI TRE ONLINE. https://tuoitre.vn/binh-phuoc-khanh-thanh-tuong-phat-ngoi-cao-73m-20210122171346862.htm
2. Duyên L. (2023, April 11). Đại tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á ở Việt Nam. Phật Giáo. https://phatgiao.org.vn/dai-tuong-phat-lon-nhat-dong-nam-a-o-viet-nam-d73296.html#
3. Chùa có tượng Quan Âm cao nhất nước sau 3 năm khởi công. (2023, February 9). VnExpress. https://vnexpress.net/chua-co-tuong-quan-am-cao-nhat-nuoc-sau-3-nam-khoi-cong-4566925.html
4. My H. (2022, January 10). Sau Thủ Thiêm, ông chủ Tân Hoàng Minh tiếp tục chơi lớn ở Phú Quốc: Khởi công dự án 24.000 tỷ, muốn làm công trình tâm linh đạt kỷ lục Guinness với tượng Phật cao ngang tòa nhà 54 tầng. https://cafebiz.vn/sau-thu-thiem-ong-chu-tan-hoang-minh-tiep-tuc-choi-lon-o-phu-quoc-khoi-cong-du-an-24000-ty-muon-lam-cong-trinh-tam-linh-dat-ky-luc-guinness-voi-tuong-phat-cao-ngang-toa-nha-54-tang-20220110095432077.chn
5. Quá trình chuẩn bị lễ đúc tượng phật dược sư Tân Huê Viên. (n.d.). https://banhpiatanhuevien.vn/tin-tuc-su-kien/qua-trinh-chuan-bi-le-duc-tuong-phat-duoc-su-tan-hue-vien-n173.html
6. Văn T. (2023, April 10). Núi Sam Châu Đốc sắp có tượng Phật bằng đá cao 81m. Báo Một Thế Giới. https://1thegioi.vn/nui-sam-chau-doc-sap-co-tuong-phat-bang-da-cao-81m-195446.html
7. B.Vân. (2022, January 10). Đà Nẵng: Cận cảnh tượng Phật khổng lồ tạc giữa mỏ đá chưa hoàn thổ. https://nld.com.vn. https://nld.com.vn/thoi-su/da-nang-ngam-tuong-phat-khong-lo-giua-mo-da-chua-hoan-tho-20220109200351576.htm
8. Anh D. V. (2023, April 19). Chiêm ngưỡng tượng Phật trên đỉnh núi lớn nhất châu Á tại An Giang. Phật Giáo. https://phatgiao.org.vn/chiem-nguong-tuong-phat-tren-dinh-nui-lon-nhat-chau-a-tai-an-giang-d73549.html#
9. VnExpress. (2023, February 5). Thiên Mã - núi sắp có tượng Quan Âm cao nhất Việt Nam. vnexpress.net. https://vnexpress.net/thien-ma-nui-sap-co-tuong-quan-am-cao-nhat-viet-nam-4566187.html
10. Phượng V. (2022, August 28). Chiêm bái tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất châu Á trên đỉnh núi Bà Đen. thanhnien.vn. https://thanhnien.vn/chiem-bai-tuong-phat-ba-bang-dong-cao-nhat-chau-a-tren-dinh-nui-ba-den-1851491759.htm
11. Văn T. (2023b, April 10). Núi Sam Châu Đốc sắp có tượng Phật bằng đá cao 81m. Báo Một Thế Giới. https://1thegioi.vn/nui-sam-chau-doc-sap-co-tuong-phat-bang-da-cao-81m-195446.html
12. Thắm X. L.-. H. (2023, February 23). Chiêm ngưỡng ngôi chùa có tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam. Báo Kinh Tế Đô Thị. https://kinhtedothi.vn/chiem-nguong-ngoi-chua-co-tuong-phat-nam-lon-nhat-viet-nam.html
13. An B. T. P. G. L. (2021, April 2). Long An: Đặt đá xây dựng tôn tượng Bồ-tát Quan Thế Âm cao 70m. Giác Ngộ Online. https://giacngo.vn/long-an-dat-da-xay-dung-ton-tuong-bo-tat-quan-the-am-cao-70m-post55647.html
14. Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni (bằng bê tông cốt thép) tọa đài sen lớn nhất (vượt kỷ lục). (n.d.). HỘI KỶ LỤC GIA VIỆT NAM - TỔ CHỨC KỶ LỤC VIỆT NAM(VIETKINGS). https://kyluc.vn/tin-tuc/de-xuat-ky-luc/tuong-phat-thich-ca-mau-ni-bang-be-tong-cot-thep-toa-dai-sen-lon-nhat-vuot-ky-luc
15. Quang T. (2019, April 15). Chiêm ngưỡng độ “khủng” của pho tượng Phật xác lN. . . danviet.vn. https://danviet.vn/chiem-nguong-do-khung-cua-pho-tuong-phat-xac-lap-ky-luc-viet-nam-7777971439.htm
16. Minh T. (2023, February 26). Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát 4 mặt cao nhất xứ Thanh. https://nld.com.vn. https://nld.com.vn/thoi-su/tuong-quan-the-am-bo-tat-4-mat-cao-nhat-xu-thanh-20230226110815669.htm
17. Vỹ D. (2018, March 9). Tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á ở Bình Định. vnexpress.net. https://vnexpress.net/tuong-phat-ngoi-lon-nhat-dong-nam-a-o-binh-dinh-3720234.html
18. Huy Đ. (2023, March 8). Đặc sắc ngôi chùa nhiều kỷ lục nhất Việt Nam. thanhnien.vn. https://thanhnien.vn/dac-sac-ngoi-chua-nhieu-ky-luc-nhat-viet-nam-185230307184254056.htm
19. Thái Thanh. (2021). Thống kê số tín đồ Phật giáo: Nhà nước nói giảm, giáo hội hụt hẫng | Luật Khoa tạp chí. Luật Khoa Tạp Chí. https://www.luatkhoa.com/2021/02/thong-ke-so-tin-do-phat-giao-nha-nuoc-noi-giam-giao-hoi-hut-hang/
20. Thái Thanh. (2022, March 29). Làng Mai và ba rắc rối khi hoạt động tại Việt Nam. Luật Khoa Tạp Chí. https://www.luatkhoa.com/2022/03/lang-mai-va-ba-rac-roi-khi-hoat-dong-tai-viet-nam/
21. Lord, C. (2022, July 5). 5 Iconic Great Buddha Statues in Japan - GaijinPot. GaijinPot Blog. https://blog.gaijinpot.com/5-iconic-great-buddha-statues-in-japan/
22. Văn Tâm. (2023). Phật giáo Việt Nam có cấu trúc khác lạ so với các quốc gia. Chỉ trừ một nước. Luật Khoa Tạp Chí. https://www.luatkhoa.com/2022/12/phat-giao-viet-nam-co-cau-truc-khac-la-so-voi-cac-quoc-gia-chi-tru-mot-nuoc/
23. Riley, E. (2020, October 24). A Complete Guide to Fo Guang Shan Monastery - Travels with Erica. Travels With Erica. https://travelswitherica.com/fo-guang-shan-monastery/
24. Tourism, S. C. P. F. B. T. (2015, May 1). Look Out Through the Eyes of One of the World's Largest Buddha Statues. Smithsonian Magazine. https://www.smithsonianmag.com/sponsored/look-out-through-eyes-one-worlds-largest-buddha-statues-180955100/
25. City, B. M. (n.d.). When in Busan | Tourist Attractions | Tourist Attractions | Visit Busan. https://visitbusan.net/index.do?menuCd=DOM_000000301001001000&uc_seq=993&lang_cd=en
26. Thái Thanh. (2021b). 4/5 chức sắc đắc cử đại biểu Quốc hội Khóa XV là của Phật giáo | Luật Khoa tạp chí. Luật Khoa Tạp Chí. https://www.luatkhoa.com/2021/06/4-5-chuc-sac-dac-cu-dai-bieu-quoc-hoi-khoa-xv-la-cua-phat-giao-2/
27. Xem [26]
28. Văn Tâm. (2023b, March 2). Nhân sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam xoay quanh một vòng tròn. Luật Khoa Tạp Chí. https://www.luatkhoa.com/2023/02/nhan-su-giao-hoi-phat-giao-viet-nam-xoay-quanh-mot-vong-tron/