Tuần tin: Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng ‘hạ cánh’ chưa an toàn
Các sự kiện nổi bật: * Kỷ luật ông Vương Đình Huệ; tạm hoãn xử lý ông Võ Văn Thưởng * Việt
Tất cả các bên đều được lợi.
Đầu năm 1955, một người đàn ông tên là Wolf Ladejinsky đặt chân đến Sài Gòn với sứ mệnh cố vấn cho chương trình cải cách ruộng đất ở miền Nam Việt Nam dưới thời chính quyền Ngô Đình Diệm. Không phải ngẫu nhiên mà ông được chính quyền Hoa Kỳ giao nhiệm vụ này. [1]
Ở một góc độ nào đó, thập niên 1950 tại châu Á có thể gọi là thập niên cải cách ruộng đất. Toàn bộ cấu trúc kinh tế và chính trị cũ của các nước Đông Á bị một thế lực chi phối mạnh mẽ: địa chủ. Nhu cầu cải cách là rất cấp thiết. Các đảng cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành cải cách ruộng đất dưới hình thức đấu tranh giai cấp; còn các nước tư bản như Việt Nam Cộng hòa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan thì cải cách theo một cách thức hoàn toàn khác, và ngoại trừ Việt Nam Cộng hòa, các nước còn lại đều thành công vang dội. Một trong những kiến trúc sư chính đằng sau thành công vang dội đó là chuyên gia nông nghiệp Wolf Ladejinsky, một chuyên viên người Mỹ gốc Ukraine làm việc cho chính quyền liên bang Hoa Kỳ.
Vào năm 1953, khi Bắc Việt thông qua Luật Cải cách Ruộng đất và bắt đầu ba năm “đấu tranh giai cấp” đẫm máu dưới ảnh hưởng của Trung Quốc cộng sản thì Ladejinsky - với tư cách là thành viên của Ủy ban Hỗn hợp Hoa-Mỹ về Tái thiết Nông thôn - đã giúp chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan hoàn thành cuộc cải cách ruộng đất một cách hiệu quả và hoàn toàn êm thấm. Đây được coi là tiền đề cho sự bùng nổ của nông nghiệp Đài Loan và cả nền kinh tế Đài Loan sau này.
Cải cách ruộng đất ở Đài Loan có ba chính sách lớn. [2]