‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Đây không phải tin giả, mà là kỳ vọng đối thoại của một cộng đồng.
Vụ tấn công có tổ chức của một nhóm vũ trang tự phát sát hại nhiều cán bộ địa phương tại Đắk Lắk có thể nói là một trong những sự kiện tấn công vũ trang nghiêm trọng nhất ở Việt Nam trong hơn một thập niên trở lại đây.
Và chúng ta tiếp tục được chứng kiến cách ứng xử quá quen thuộc của chính quyền hiện nay: không có bất kỳ sự minh bạch thông tin nào.
Các tờ báo đưa ra những tin tức đầu tiên mà chưa có sự kiểm duyệt của chính quyền ngay lập tức bị gỡ bỏ. Cho đến nay, việc đưa tin về vấn đề này đã được thống nhất chỉ đạo gần như tương tự nhau trên mọi phương tiện.
Điều đó khiến cho công chúng không còn cách nào khác ngoại trừ việc tự đưa ra những quan sát, dự đoán, phiếm đàm, v.v. Người viết có thể tạm gọi đây là tin đồn chính trị (political rumor), để bàn luận về một vấn đề có tầm quan trọng quốc gia này.
Nhiều người cho rằng xung đột có thể liên quan đến đất đai, bởi địa phương xảy ra vụ việc trên đã từng chứng kiến hoạt động cưỡng chế đất đai diễn ra trước đó không lâu.
Một số chưa được thuyết phục với thông tin này. Tranh chấp đất đai chỉ có thể đẩy mạnh đến mức độ vũ trang lớn như vậy khi các chiến dịch cưỡng chế đất đai diễn ra mà không thành. Ngoài ra, người tranh chấp đất ít khi có đủ sự hung hăng đến mức tổ chức thành nhóm vũ trang và xác định mục tiêu tấn công là cơ quan công quyền, chưa nói đến việc giết hại nhiều người tại đó.
Vì lý lẽ này, một số người tin rằng vụ nổ súng là dấu hiệu cho thấy sự trở lại của các nhóm vũ trang đấu tranh đòi độc lập và tự trị cho người Thượng (Montagnard). Cách lý giải này cũng được nhiều người đồng tình.