Tuần tin: Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng ‘hạ cánh’ chưa an toàn
Các sự kiện nổi bật: * Kỷ luật ông Vương Đình Huệ; tạm hoãn xử lý ông Võ Văn Thưởng * Việt
Quyết tâm khai hóa bằng sự thượng đẳng và tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.
Nhờ vào cuộc chiến chống thực dân Pháp và sau đó là cuộc chiến chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa, các lực lượng cách mạng cộng sản Việt Nam luôn có cơ hội sát cánh cùng với các nhóm dân tộc thiểu số, sắc dân bản địa cao nguyên. Họ thường chĩa mũi giáo cáo buộc “thực dân”, “đàn áp”, “đồng hóa” sang các thế lực chính trị đối nghịch với họ.
Tuy nhiên, khi đã giành được chính quyền sau năm 1975, nhóm người Kinh cộng sản không còn gì để đứng chung với các sắc dân thiểu số. Điều này được minh chứng bằng một loạt các chính sách can thiệp và cưỡng ép, dẫn đến xung đột kéo dài, mà ngay ở thời điểm hiện tại, có lẽ câu chuyện về người Thượng Tây Nguyên lại tiếp tục được nhắc đến rất nhiều.
Tây Nguyên luôn được xem là một trong những khu vực có ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn vong của Việt Nam.
Trong Chiến tranh Việt Nam, Tây Nguyên là vùng đệm chiến lược giữa các khu vực cao nguyên và đồng bằng do chính quyền Việt Nam Cộng hòa nắm giữ, với đường mòn Hồ Chí Minh chạy dọc biên giới Lào - Campuchia. Sự ủng hộ của các sắc dân bản địa là tối quan trọng cho khả năng bám trụ địa bàn (living on the land) của lực lượng cộng sản miền Nam và Bắc Việt Nam.
Và ở thời điểm đó, việc tìm kiếm sự ủng hộ của các nhóm dân này không phải quá khó.
Theo nghiên cứu “Highlanders on the Ho Chi Minh trails: Representations and Narratives” (Tạm dịch: Người Thượng trên đường mòn Hồ Chí Minh: Những đại diện và những câu chuyện kể), chính quyền cách mạng Việt Nam đã cố gắng bắt rễ ở Tây Nguyên ngay từ giai đoạn Việt Minh. [1] Cho đến Chiến tranh Việt Nam, sự ủng hộ của các sắc dân bản địa lại càng quan trọng hơn.
Chiến thuật xây dựng lòng tin của cán bộ cộng sản tại đây tuân thủ theo lý luận về xây dựng phong trào cách mạng khá cơ bản.