Tuần tin: Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng ‘hạ cánh’ chưa an toàn
Các sự kiện nổi bật: * Kỷ luật ông Vương Đình Huệ; tạm hoãn xử lý ông Võ Văn Thưởng * Việt
Tham gia cải biến xã hội, chống bất công, chứ không phải vận hành xung quanh quỹ đạo của giai cấp thống trị.
Những tranh cãi, quan sát, cũng như hình ảnh liên quan đến câu chuyện các nhóm thường dân không có bất kỳ thẩm quyền nào nhưng vẫn thực hiện việc săn đuổi, đánh đập, bắt giữ và tra tấn nhóm người dân tộc thiểu số đã đặt ra nhiều câu hỏi về các vấn đề sắc tộc, xung đột, khả năng hòa hợp giữa cộng đồng người Kinh và các sắc dân thiểu số khác.
Chưa dừng lại ở đó, cũng liên quan đến vấn đề trên, một luồng tranh cãi nữa đang tiếp tục diễn ra, xoay quanh câu hỏi: những người trí thức, người có thông tin hay chuyên môn nhất định trong một ngành nào đó có nên lên tiếng hay không trước những vấn đề thời sự không chỉ là nóng, mà còn mang tính sống còn?
Câu hỏi này không phải là mới và các quan niệm khác nhau cũng đã nhiều lần được đưa ra. Trong bài viết này, người viết xin giới thiệu với độc giả cách tiếp cận của Antonio Gramsci - một trong những nhà Marxist nổi danh người Ý - về vai trò của một trí thức trong xã hội nói chung.
Gramsci rất xem trọng vai trò của người trí thức. Ở góc độ tổ chức xã hội, ông lập luận rằng quần chúng mà không có sự tổ chức thì không thể xác lập và hành động. Tuy vậy, chúng ta sẽ không có bất kỳ tổ chức nào nếu không có trí thức. Do đó, theo Gramsci, trí thức là cốt lõi của các hành động tập thể.
Tuy nhiên, ông cho rằng nên hiểu trí thức theo hai cách.