‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Không phải hành động khủng bố như chính quyền Nga mô tả.
Một trong những diễn biến mới nhất của cuộc chiến xâm lược Ukraine do chính quyền Nga phát động là việc cầu Kerch - một trong những tuyến vận tải huyết mạch kết nối nội địa Nga với Crimea cũng như chiến trường Tây Nam - bị phá hủy bởi quân đội Ukraine. [1]
Hiển nhiên, như thường lệ, dù tấn công hàng loạt các công trình dân sự tại Ukraine trong một cuộc chiến đã được ghi nhận là vi phạm pháp luật quốc tế, chính quyền của ông Putin vẫn cho rằng các hoạt động quân sự của Ukraine là khủng bố.
Việc xác định câu chuyện cầu Kerch bị tấn công có hợp pháp hay không hoàn toàn có thể được giải thích bằng công pháp quốc tế, mà cụ thể là hệ thống pháp luật nhân đạo quốc tế (international humanitarian law).
Khái niệm mục tiêu quân sự (military objectives) đã được phân tích và giải nghĩa trong rất nhiều các văn bản pháp lý quốc tế từ đầu thế kỷ 20.
Đến năm 1977, Nghị định thư thứ nhất (Protocol I - 1977) bổ sung cho Công ước Geneva về Bảo vệ nạn nhân của xung đột vũ trang quốc tế (Geneva Conventions of 12 August 1949, and Relating to the Protection of Victims of International Armed Conflict) chính thức cho thế giới một khái niệm hiện đại và cụ thể hơn khi phân tích mục tiêu quân sự. Trong đó, nghị định thư này ghi nhận:
“Tấn công quân sự chỉ nhằm nhắm tới các mục tiêu quân sự. Trong đó, các mục tiêu quân sự được giới hạn ở những đối tượng mà theo bản chất, vị trí, mục đích hoặc cách sử dụng của chúng, góp phần hiệu quả vào hành động quân sự; và việc phá hủy, chiếm giữ hoặc vô hiệu hóa toàn bộ hoặc một phần của chúng, trong hoàn cảnh cụ thể vào thời điểm đó, mang lại lợi thế quân sự xác định.” [2]