‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Việt Nam gấp rút hoàn thiện hệ thống pháp luật về an ninh mạng, bất chấp nhiều luồng ý kiến phản biện. Và dự kiến vẫn chưa dừng lại.
Ngày 29/7/2016, Quốc hội Việt Nam ra Nghị quyết số 22/2016/QH14 về Điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017. Trong đó, Luật An ninh mạng là một trong sáu dự án (tại kỳ họp thứ tư) được trình Quốc hội cho ý kiến. [1]
Tháng 11/2016, Dự thảo Luật An ninh mạng bắt đầu được xây dựng theo nghị quyết của Quốc hội Việt Nam. Thành viên Ban soạn thảo bao gồm các bộ: Công an, Thông tin và Truyền thông, Quốc phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, v.v. [2]
Tháng 6/2017, Bộ Công an tổ chức lấy ý kiến hoàn thiện Dự thảo Luật An ninh mạng để trình Chính phủ và Quốc hội. [3]
Ngày 29/5/2018, TS. Nguyễn Sỹ Dũng – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nêu ý kiến, cho rằng yêu cầu “địa phương hóa” dữ liệu chung của người dùng trong Dự thảo Luật An ninh mạng là không thực tế và thiếu tính khả thi. [4]
Ngày 31/5/2018, nhiều chuyên gia đánh giá, Dự thảo Luật An ninh mạng đang được trình Quốc hội còn nhiều khái niệm thiếu cụ thể, không rõ ràng. Trong đó, khái niệm trọng tâm nhất liên quan đến đối tượng điều chỉnh và chịu tác động của luật là “hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia” chỉ chung chung chứ chưa cụ thể. [5]
Ngày 7/6/2018, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) kêu gọi chính quyền Việt Nam “phủ quyết bộ Luật An ninh mạng”. [6]
Cũng trong ngày này, hàng ngàn người Việt ký tên phản đối Luật An ninh mạng. Trên trang Change.org có ít nhất hai thỉnh nguyện thư cùng nội dung phản đối dự luật này, tính đến tối ngày 07/6 đã thu hút 11.000 lượt ký tên. [7]