‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
“Bản ngã xã hội của một người là sự công nhận mà họ có được từ người khác.”
Loài người là sinh vật có tính xã hội. Do đó, sự cân nhắc về địa vị có ảnh hưởng lớn lên các quyết định và hành động của một người.
Lòng ham muốn bước chân lên nấc thang xã hội cao nhất trong khả năng có thể và bằng một cách chính đáng là điều rất đáng được hoan nghênh.
Nỗi khao khát này đóng vai trò năng lượng thúc đẩy quá trình đào sâu khai phá và phát huy mọi dạng ưu thế tài nguyên sẵn có, cả ở quy mô cá nhân lẫn tập thể.
Tuy nhiên, bất cứ ham muốn quá độ nào cũng dẫn đến sự mất cân bằng và sụp đổ. Vậy biểu hiện của lòng ham muốn quá độ này là gì và nguyên nhân của nó do đâu?
Charles Murray là một nhà khoa học chính trị theo chủ nghĩa tự do, đồng thời là tác giả sách, chủ mục báo, và là thành viên của Viện Kinh tế Mỹ.
Trong cuốn “Coming Apart: The State of White America 1960-2010” (tạm dịch: Tan rã: Nhà nước của người Mỹ da trắng 1960-2010) xuất bản lần đầu năm 2012, ông đề cập đến giới tinh hoa, mà theo ông là những người điều hành đất nước. [1] Nhóm tinh hoa rộng bao gồm các nhân vật xuất chúng từ Kansas City đến Indianapolis hay ở từng thành phố. Họ là giám đốc điều hành của những ngành công nghiệp quan trọng nhất, là thị trưởng, là những người sở hữu đài truyền hình, v.v.
Nhóm tinh hoa hẹp bao gồm những người có ảnh hưởng lên văn hóa quốc gia, nền kinh tế, và chính trị. Đó là một tập thể rất nhỏ. Ước chừng chỉ dưới 100.000 người tại Mỹ có được những quyền lực đó. Điều ông thấy ở tầng lớp tinh hoa rộng và hẹp này là họ tách biệt khỏi phần còn lại của đất nước, xây dựng cộng đồng và văn hóa của riêng mình.
Murray trăn trở về việc nhiều độc giả của ông thực sự thuộc tầng lớp thượng trung lưu (upper middle class) và tầng lớp thượng lưu (upper class) - đặc biệt người trẻ - mà hoàn toàn không ý thức được họ đang tách biệt như thế nào.
Do vậy, bên cạnh phương pháp dựa vào các chỉ số có tính chính xác cao như tổng thu nhập trong năm để xác định giai cấp và địa vị xã hội của một người, Murray đưa ra bài kiểm tra “Bạn có đang sống trong bong bóng?” để đem đến cho mỗi cá nhân cái nhìn thực tế và trực quan hơn. [2]