Đảo Tri Tôn - căn cứ viễn thám của Trung Quốc ở Hoàng Sa
🎧Mời bạn nghe bản audio của bài này:Đảo Tri Tôn - căn cứ viễn thám của Trung Quốc ở
Cần đặt bị cáo vào trung tâm của những cuộc bàn luận về xét xử lưu động.
Việc duy trì hay hủy bỏ xét xử lưu động (XXLĐ) vẫn là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi tại Việt Nam.
Với góc nhìn của viện kiểm sát, XXLĐ là hình thức tuyên truyền pháp luật tốt đối với người dân. Bằng việc tham gia vào các phiên XXLĐ, người dân có dịp hiểu rõ về quy trình xét xử, vai trò của các bên liên quan và quy định của pháp luật để từ đó tránh lặp lại các hành vi tương tự. [1] Trong khi đó, phía thẩm phán và các luật sư lại cho rằng XXLĐ gây ra nhiều khó khăn trong quá trình xét xử như địa điểm, thời gian, sân bãi, áp lực đám đông và ảnh hưởng đến các quyền của bị cáo. [2]
Tuy nhiên, phần lớn các quan điểm về vấn đề XXLĐ thường được nhìn nhận dưới góc độ chính sách như giáo dục người dân hay sự ảnh hưởng đến đám đông mà thiếu đi các góc nhìn liên quan đến quyền của bị cáo hay đặt bị cáo làm trung tâm để phân tích. Trong bài viết này, người viết sẽ tập trung phân tích các quyền của bị cáo trước, trong, và sau phiên XXLĐ tương ứng với quyền được suy đoán vô tội, quyền được xét xử bởi một tòa án độc lập, cũng như là được xóa án tích và quyền được lãng quên.
XXLĐ là một hình thức xét xử phổ biến tại Việt Nam. Trong đó, các phiên tòa thay vì được tổ chức tại tòa án các cấp thì sẽ được tổ chức tại các địa điểm công ở địa phương (thông thường là quê của bị cáo, hoặc nơi xảy ra vụ án), như trường học, ủy ban nhân dân địa phương, hoặc thậm chí là trước trại giam và cho phép người dân được tham dự tự do. Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về việc một vụ án hình sự như thế nào sẽ được đưa ra XXLĐ. Thông thường, các vụ án XXLĐ là các vụ án “điểm” tại địa phương hoặc các vụ án mà được dư luận rất quan tâm. Hiện chưa có thống kê công khai về số lượng vụ án XXLĐ. Tuy nhiên theo ước tính, mỗi năm sẽ có khoảng hơn 3.000 vụ án được đưa ra XXLĐ. [3]
Vào ngày 23/11/2012, Quốc hội Việt Nam cho ban hành nghị quyết 37/2012/QH13 về “công tác phòng, chống, vi phạm pháp luật và tội phạm […]” trong đó có quy định về “tăng số lượng các vụ án xét xử lưu động”. [4] Sau đó, quốc hội đã gỡ bỏ từ “tăng” sau các kiến nghị từ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. [5] Tuy vậy, các vụ án XXLĐ vẫn được tổ chức khá thường xuyên, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi, và đối với các vụ án “điểm” được dư luận quan tâm.
Câu hỏi đặt ra là liệu có những quyền bị cáo nào bị bỏ qua trong quá trình XXLĐ?
Nguyên tắc suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong quá trình tố tụng hình sự nhưng lại đang bị vi phạm nghiêm trọng trong các phiên tòa XXLĐ. Nguyên tắc này có ý nghĩa trong việc loại trừ các nghi ngờ, vấn đề trong quá trình điều tra về hành vi phạm tội để tránh xảy ra các trường hợp oan sai. Ngoài ra, việc áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình tố tụng hình sự còn giúp đảm bảo sự cân bằng trong hoạt động tố tụng giữa nhà nước (bên có nhiều quyền lực hơn) và người bị truy tố (bên yếu thế hơn) nhằm giảm thiểu sự phân biệt đối xử có thể xảy ra trong quá trình điều tra. [6]