‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Có bao giờ là quá muộn để được minh oan?
Tính chung thẩm là một nguyên tắc quan trọng trong hầu hết các hệ thống tư pháp trên toàn thế giới. Đó là khi phán quyết cuối cùng đã được đưa ra và sẽ không thể kháng cáo như các bản án trước đó của tòa án.
Ở Việt Nam, cách gọi chung thẩm gần với thuật ngữ finality trong tiếng Anh, hoặc cũng thể hiểu gần nghĩa với hai nguyên tắc pháp lý Latin là res judicata (vấn đề đã phân xử) và functus officio (đã hoàn thành trách nhiệm). [1] [2]
Tại Hoa Kỳ, nơi có nền tư pháp sáng tạo và những phòng xét xử sôi nổi bậc nhất thế giới với các bản án có thể được “lật lại”, tính chung thẩm vẫn có vai trò quan trọng trong việc đưa ra một điểm dừng rõ ràng của tiến trình tố tụng. Nói cách khác, với nguyên tắc này, diễn ngôn về công lý, tội ác, trừng phạt, v.v. trong một vụ việc cụ thể có cơ hội kết thúc một cách hợp lý về mặt pháp lý. Sự kết thúc này đem lại nhiều hiệu quả khác nhau cho hệ thống tư pháp nói chung và tư pháp hình sự nói riêng.
Để thấy được tầm quan trọng của sự chung thẩm, chúng ta có thể tham khảo ba yếu tố.
Thứ nhất, Hoa Kỳ ghi nhận sự quan trọng của chung thẩm vì tác dụng răn đe (deterrent effect), thông qua các án lệ như Kuhlmann v. Wilson (1986) hay Teague v. Lane (1989): “Không có sự chung thẩm, pháp luật hình sự bị tước đoạt gần như toàn bộ tác dụng răn đe của nó.” [3] [4]
Tác dụng răn đe hiểu đơn giản là việc các biện pháp trừng phạt được thực thi một cách hiệu quả, trong một khoảng thời gian hợp lý. Việc này tạo nên niềm tin chung của cộng đồng, hạn chế xu hướng và quyết định phạm tội của nhiều người trong tương lai.
Tuy vậy, về mặt lý thuyết, tác dụng quan trọng này sẽ bị vô hiệu hóa nếu các bị cáo, bị can tin rằng họ có cơ hội để thoát tội và hình phạt đi kèm, bằng việc liên tục tấn công vào thủ tục và hiệu lực của các bản án trước đó dành cho họ (repetitive collateral attacks - một thuật ngữ pháp lý để chỉ việc không trực tiếp yêu cầu phúc thẩm bản án liên quan, mà dùng các thủ tục pháp lý khác nhau để khởi kiện nhiều vụ án khác). [5] [6]