‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Chạy nạn đến Việt Nam và chạy nạn khỏi Việt Nam.
Ngày xưa, người Hoa ở Việt Nam thường ghi trên đầu những đơn thư, giấy tờ của họ dòng chữ: “Lu sen Yuch Nam”, hoặc tiếng tắt “Lu Yuch”, có nghĩa là “Tạm trú ở Việt Nam”.
Ý nghĩa của dòng chữ này không gì khác hơn là biểu lộ một tinh thần sẽ trở về cố hương của họ.
Nhìn chung, người Hoa luôn coi họ là khách, sống nhờ trên đất đai của người Việt nên họ cư xử một cách rất có ý tứ, hiếm khi can dự vào chính trị. Trong những người nước ngoài ở Việt Nam, người Hoa chiếm được nhiều cảm tình của người Việt.
Người Hoa không mang đến nhiều tiền bạc khi cập bến Việt Nam, nhưng họ mang đến những thứ còn quý giá hơn gấp nhiều lần. Đó là những kỹ năng mới mẻ về kỹ nghệ, thương mại, nông nghiệp, và sự siêng năng hiếm có từ đó góp phần kiến tạo một Nam Bộ trù phú từ đầm lầy, rừng rậm, thú dữ.
Tuy nhiên, số phận Hoa Kiều ở Việt Nam có lẽ là bi thương nhất trong các nước Đông Nam Á, đặc biệt từ sau năm 1975.
Trước năm 1975, Nam Việt Nam có hơn một triệu người Hoa, là nước có số lượng Hoa Kiều đông đảo thứ năm trên thế giới.
Người Hoa lúc này đã tự xây dựng một lịch sử vẻ vang ở Việt Nam. Tổ tiên của họ là những người đã tham gia khai mở những đô thị lớn ở miền Nam như Sài Gòn, Chợ Lớn, Biên Hòa, Mỹ Tho, Hà Tiên, v.v.
Người Hoa vận hành một hệ thống kinh tế rất lớn, thuộc thành phần đóng thuế đáng kể cho ngân sách nhà nước.
Những người Hoa nhập cư sau này, nhất là trong thời kỳ Pháp thuộc là thế hệ không bị đồng hóa. Họ đã tự xây dựng các loại hội khác nhau để bảo vệ quyền lợi, nâng đỡ lẫn nhau và hạn chế các xung đột trong cộng đồng Hoa Kiều.
Những loại hội này đến nay đã rơi vào quên lãng mặc dù có rất nhiều điều đáng học hỏi về cách hệ thống tổ chức. Thay vào đó những loại hội mang tính “võ hiệp, thần bí” lại được truyền tụng dù trên thực tế không có vai trò gì đáng kể.