‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Tập Cận Bình thường được mô tả là một lãnh đạo có khuynh hướng độc tài và bảo thủ. Ông nằm ở đâu trong phổ chính trị tả - hữu ở Trung Quốc?
Theo Cai Xia (蔡霞), giáo sư tại trường Đảng Trung ương Trung Quốc từ năm 1998 đến năm 2012, tầng lớp lãnh đạo của đảng có thể chia làm ba phe. [1]
Cánh tả gồm những người trung thành với chủ nghĩa Marx, ủng hộ đấu tranh giai cấp và bạo lực cách mạng. Nhóm này thống trị hệ thống chính trị Trung Quốc dưới thời Mao. Nhóm này bao gồm Mao Trạch Đông, Trần Vân (nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng, nhân vật số hai sau Đặng Tiểu Bình trong giai đoạn Đặng nắm quyền), Bạc Hy Lai (cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh, bị bắt do các cáo buộc tham nhũng và lạm dụng chức vụ, quyền hạn trước khi Tập Cận Bình nắm quyền), và chính Tập Cận Bình. Ở cấp cơ sở, cánh tả cũng bao gồm một nhóm nhỏ các sinh viên theo chủ nghĩa Marx và những công nhân bị sa thải khỏi các nhà máy quốc doanh do các cải cách của Đặng.
Nhóm trung lập là những người theo đường lối của Đặng Tiểu Bình, họ ủng hộ cải cách kinh tế mạnh mẽ nhưng cải cách chính trị một cách hạn chế, với mục tiêu là đảm bảo sự cai trị lâu dài của Đảng Cộng sản. Nhóm trung lập này gồm những người thuộc phe Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng (Phó Chủ tịch nước giai đoạn 2003-2008) và nhóm “Đoàn Thanh niên”, bao gồm nguyên Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào và nguyên Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Cuối cùng, cánh hữu bao gồm những người cấp tiến ủng hộ thị trường tự do và một hệ thống chính trị ít độc đoán hơn, thậm chí là một nền dân chủ lập hiến. Đây là nhóm yếu nhất trong ba nhóm, bao gồm những người đi theo đường lối của Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, vốn là các lãnh đạo đảng dưới thời Đặng Tiểu Bình. Theo giáo sư Cai Xia, nhóm này cũng có thể bao gồm Ôn Gia Bảo, thủ tướng Trung Quốc giai đoạn 2003-2013.
Thuộc về phe bảo thủ cánh tả, kể từ khi trở thành tổng bí thư vào năm 2012, Tập Cận Bình đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tăng cường quyền lực của Đảng Cộng sản, tái thiết lập sự kiểm soát của đảng đối với chính phủ, nền kinh tế, truyền thông và xã hội dân sự. Tại Đại hội lần thứ XIX của đảng năm 2017, Tập tuyên bố “chính phủ, quân đội, xã hội, trường học, phía Bắc, phía Nam, phía Đông và phía Tây, Đảng lãnh đạo mọi thứ”.