Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Góc nhìn từ nhóm người Việt sống giữa xã hội Khmer.
Việt Nam và Campuchia có thể xem là hàng xóm sát vách có nhiều lục đục. Hai nước chia sẻ chung đường biên giới rất dài và cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Người Việt đến Campuchia từ khi nào và có sức ảnh hưởng ra sao đến xã hội Khmer? Quan điểm của chính quyền các thời kỳ và người dân Campuchia ra sao trước sự hiện hữu của nhóm người Việt?
Nhà nhân học Pháp Didier Bertrand phân tích sự hiện diện của nhóm người Việt thiểu số ở Campuchia thông qua lịch sử quan hệ Việt Nam - Campuchia, nhìn từ các khía cạnh địa chính trị, chính trị, văn hóa, và xã hội.
Nghiên cứu “Les Vietnamiens au Cambodge : analyse des représentations et des conditions d'une intégration” (tạm dịch: Những người Việt ở Campuchia: Phân tích về các biểu hiện và điều kiện của quá trình hòa nhập) của chuyên gia nhân học xuất bản trên tạp chí ASÉANIE năm 1998. [1] Đây là một bài viết ra đời vào thời điểm Campuchia chuẩn bị gia nhập ASEAN, đến nay vẫn mang đầy tính thời sự.
Người Việt đã có mặt ở Campuchia từ rất lâu, từ khi lãnh thổ hai nước chưa phân chia như ngày nay. Người Việt di cư tới vùng đất là Campuchia ngày nay qua nhiều giai đoạn khác nhau với những lý do khác nhau. Họ là một nhóm người thiểu số phải chịu ánh nhìn nghi hoặc hay kỳ thị của dân bản địa, chủ yếu là do mối quan hệ địa chính trị phức tạp suốt từ thời phong kiến tới hiện đại.
Theo tác giả Bertrand, những e ngại đó có bốn khía cạnh: địa chính trị (tấn công biên giới), chính trị (xâm nhập tình báo), kinh tế (khai thác tài nguyên), và văn hóa (làm tha hóa nền văn hóa Khmer, chủ yếu bằng con đường mại dâm).