‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Những góc khuất trong chính sách đối với Phật giáo Khmer.
Ngồi trong căn phòng nhỏ tại một ngôi chùa ở Campuchia, một tín đồ Phật giáo Khmer Krom dùng bút vạch ra những hình thù theo dòng chữ đặc trưng của Phật giáo Nam tông. Nhưng còn đang dang dở thì ông giật mình bởi một tiếng gọi của ai đó bên ngoài. Mở cửa, ông liền nhận ra đó là vị sư trưởng của tỉnh Takeo.
Rất bất ngờ, ông nhanh chóng tiếp khách và cả hai có một cuộc gặp chóng vánh. Trước khi về, vị sư trưởng có nhã ý mời ông qua chơi và dĩ nhiên ông nhận lời ngay lập tức.
Ông nhớ rất rõ đó là ngày 30/6/2007, vì khi vừa bước vào nhà của vị sư trưởng, từ phía trong đã có một nhóm tăng sĩ túc trực sẵn, xông ra, khống chế, bắt cởi y bát và kéo ông lên xe đưa về Việt Nam.
Vừa đặt chân tới Việt Nam, ông lập tức bị tống giam. Trong nhà tù, ông bị đánh đập, tra tấn và đồng thời bị tiêm những loại thuốc lạ. Cứ vậy, khoảng một năm sau, ông được thả nhưng lại tiếp tục bị quản chế.
Không lâu sau, ông tiếp tục vượt biên đến Campuchia rồi bí mật qua Thái Lan. Tại đó, ông may mắn được Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) chấp nhận cho tị nạn chính trị. May mắn một lần nữa mỉm cười, chính phủ Thụy Điển đã chấp nhận cho ông định cư từ đó đến nay.
Đó là Đại đức Tim Sakhorn, một tín đồ Phật giáo Khmer Krom, tên gọi khác là Phật giáo Nam tông hay Phật giáo Khmer tại Việt Nam.
Không chỉ riêng ông, rất nhiều tín đồ Phật giáo Khmer tại Việt Nam đã và đang theo con đường tị nạn đó. Mỗi người trong số họ là một câu chuyện, một quan điểm, một lý do để hành động như vậy. Quy chung, đều là những mảnh tối đang đeo bám họ.
Nếu bạn quan tâm tới Phật giáo Khmer tại Việt Nam, sau đây là những vấn đề về tôn giáo này mà chính quyền không muốn bạn biết.
Theo báo cáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào năm 2017, Phật giáo Khmer tại Việt Nam có 454 ngôi chùa với gần 8.574 tu sĩ và khoảng một triệu tín đồ, chủ yếu tập trung tại các tỉnh Trà Vinh, Kiên Giang, và Sóc Trăng. [1]
Theo truyền thống của người Khmer, cha mẹ có con trai khi đến tuổi 13 sẽ đưa con đến chùa để học hành, tu tập. Họ cho rằng việc tu tập là để báo hiếu với mẹ cha, hiểu biết về giáo lý Phật giáo, và quan trọng nhất là học làm người. [2]
Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều người Khmer chỉ thực hiện chiếu lệ quy định này. Nhiều người trưởng thành không vượt qua được cuộc sống tu hành ở chùa, do đó số người đến tu học trong chùa hay số nhà sư đều giảm mạnh. Ở một số địa phương, nhiều ngôi chùa chỉ có một vị sư và đôi chỗ có trụ trì chỉ khoảng 30 tuổi. [3]