‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Thành tựu lớn nhất của Tuệ Sỹ là khôi phục niềm tin của nhiều người với đạo Phật.
Không có chùa to, tên tuổi Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ cũng không gắn với các đại lễ cầu siêu, hay cúng sao giải hạn. Khác với những tên tuổi lớn gây tranh cãi trong “làng” Phật giáo Việt Nam, từ hôm Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch vào ngày 24/11/2023, nhiều trí thức Việt Nam suy tôn hòa thượng không chỉ là một hành giả chân tu, mà còn là một trí thức lớn, một phẩm tính, và sự đóng góp cao tột. [1] Tuy nhiên, thành tựu lớn nhất của Tuệ Sỹ có lẽ là niềm tin mà hòa thượng được nhiều người trao gửi.
Chinh phục lòng tin của những người đã mất niềm tin, đặc biệt là không còn tin tưởng vào Phật giáo Việt Nam, chắc chắn là một thách thức vô cùng lớn. Đã có quá nhiều chướng tai gai mắt về “Phật giáo quốc doanh”, theo cách gọi phổ biến hiện nay của nhiều người. Dù Tuệ Sỹ có chủ ý chinh phục bá tánh hay không, thực hành giáo pháp và các tuyên ngôn của thày, cũng như hình ảnh về thày vẫn thuyết phục công chúng.
Chỉ riêng sự gắn bó với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tổ chức không được nhà nước Việt Nam công nhận, đã cho thấy sự dấn thân của thày đấu tranh cho tự do tôn giáo. Đảm nhận vị trí Chánh Thư ký kiêm Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, chỉ là sự tất yếu đến với thày. [2] Cho dù ai đó kỳ vọng ở thày nhiều hơn, nhất là ở giai đoạn cuối đời, sự quả cảm phi thường của Tuệ Sỹ là không thể bác bỏ.