‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Khi được yêu cầu hãy tưởng tượng về một người khuyết tật bất kỳ, có khả năng cao hình ảnh một người đáng thương với số phận bất hạnh sẽ hiện lên trong đầu phần lớn chúng ta. Nếu không, đó có thể là một người khuyết tật đã cố gắng, nỗ lực vượt lên số phận, “tàn mà không phế”. Đó có lẽ là hai hình ảnh phổ biến nhất về người khuyết tật.
Những câu chuyện như vậy được lặp đi lặp lại làm chúng ta vô tình đóng khung người khuyết tật trong những định kiến. Trong bài viết này, người viết sẽ phân tích ba vấn đề thường được xem như hiển nhiên về người khuyết tật nhưng lại chưa được nhìn nhận thỏa đáng. Đó là thương cảm (pity), vật truyền cảm hứng (tạm dịch từ inspiration porn), và kỳ thị (stigma).
Báo Dân Trí trước đây có một bài viết của một độc giả có người yêu là người khuyết tật, đại ý bài viết mô tả người khuyết tật là những người chịu thiệt thòi, do đó nên cần sự cảm thông và chia sẻ từ người khác. Trong bài viết, người khuyết tật hiện lên như những người cố gắng vượt qua nghịch cảnh và chịu nhiều bất hạnh, vì vậy họ xứng đáng nhận được sự quan tâm và nâng đỡ từ những người không khuyết tật. [1]
Không chỉ có bài viết này mà chỉ cần tìm kiếm cụm người khuyết tật trên Internet, chúng ta sẽ dễ dàng tìm được các bài viết có nội dung tương tự, nào là “Hãy yêu thương và hết lòng giúp đỡ người khuyết tật” hay là “Cảm thông và chia sẻ của cộng đồng dành cho những người khuyết tật”. [2] [3] Những bài viết này đều có cùng điểm chung là chúng thể hiện sự thương cảm của tác giả dành cho người khuyết tật.
Thương cảm hay thương hại (pity) theo từ điển Britannica định nghĩa là một trạng thái cảm xúc mạnh thường buồn bã hoặc cảm thông cho một ai đó hoặc một điều gì đó. Thoạt nhìn, đây chỉ là một xúc cảm thông thường của con người dành cho người khác. Tuy nhiên, khi dùng cảm xúc này cho người khuyết tật, nó lại ẩn chứa nhiều vấn đề liên quan đến chênh lệch quyền lực.
Trong bài viết “Troubling Signs: Disability, Hollywood Movies and the Construction of a Discourse of Pity” (tạm dịch: Những dấu hiệu rắc rối: Người khuyết tật, phim Hollywood và việc xây dựng diễn ngôn về lòng thương cảm), hai tác giả Michael Hayes và Rhonda Black cho rằng lòng thương cảm biến khuyết tật trở thành một sự giam cầm về xã hội, thể chất, và tinh thần. Ở đó, sự thương cảm không chỉ là một trạng thái cảm xúc, mà nó còn hàm chứa các ý niệm về quyền lực.