‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Đối chiếu giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Ngày 11 tháng 9 năm 2001, hàng loạt các vụ tấn công khủng bố xảy ra ở Hoa Kỳ khiến toàn thế giới sững sờ và bàng hoàng. Sau thảm kịch này, nhiều quốc gia trên thế giới đã tổ chức các buổi tưởng niệm và thể hiện lòng đồng cảm sâu sắc với nhân dân Hoa Kỳ. Lãnh đạo nhiều quốc gia, trong đó có Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, đã gửi điện chia buồn đến chính phủ Hoa Kỳ, đồng thời cam kết đoàn kết với nước này trong cuộc chiến chống khủng bố.
Tuy nhiên, không ít người dân Trung Quốc tỏ ra vui mừng trước bi kịch này. Họ cho rằng các vụ tấn công khủng bố là sự trả đũa thích đáng cho chủ nghĩa bá quyền nước lớn của Hoa Kỳ. Họ hả hê trước hình ảnh “cảnh sát của thế giới” phải nhận một đòn đau. [1]
Tại sao lại có sự thù ghét nước Mỹ mạnh mẽ đến mức độ này? Không phải Hoa Kỳ đã đóng một vai trò tích cực trong việc ủng hộ Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong giai đoạn này sao?
Câu trả lời nằm ở cách thức các chế độ độc tài như Trung Quốc xây dựng trong đầu người dân một thế giới chia thành hai phe đối lập giữa “chúng ta” và “chúng nó” (us versus them). Bằng cách xây dựng một kẻ thù chung, nhà cầm quyền có thể chuyển sự chú ý của người dân ra khỏi các vấn đề nội bộ, đàn áp các ý kiến bất đồng, cũng như duy trì sự thống nhất trong tư tưởng của quần chúng. Việc tạo ra một kẻ thù bên ngoài cũng cho phép chính quyền độc tài chuyển hướng trách nhiệm và đổ lỗi cho các “thế lực thù địch” mỗi khi có thất bại về chính sách, từ đó duy trì sự ổn định chính trị của chế độ.
Cụ thể hơn, chiến lược thao túng của chính quyền Trung Quốc có thể tóm gọn là “ca ngợi mình, nói xấu người”. “Ca ngợi mình” bao gồm việc đưa tin bài tán tụng chiến công giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thành công của đất nước về phát triển kinh tế sau quá trình cải cách và mở cửa. “Nói xấu người” là đưa tin tiêu cực về các “thế lực thù địch”, bao gồm phương Tây, Hoa Kỳ, những người bất đồng chính kiến và những nhà hoạt động nhân quyền.
Cuốn sách “Marketing Dictatorship: Propaganda and Thought Work in Contemporary China” (tạm dịch: Quảng bá chế độ độc tài: Chiến lược tuyên truyền và công tác tư tưởng ở Trung Quốc ngày nay) của giáo sư Anne-Marie Brady thảo luận một cách chi tiết những thủ thuật mà chính quyền Trung Quốc sử dụng để thao túng dư luận, bao gồm: