‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Lần đón đưa Tập Cận Bình tháng Mười Hai này có thể sẽ kéo Việt Nam vào một ngõ tối.
Vậy là sau nhiều đồn đoán thì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã đến Hà Nội, ba tháng sau chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ Joe Biden vốn đã nâng cấp quan hệ của hai nước lên mức “chiến lược toàn diện” theo một thang phân loại nhập nhằng của Hà Nội. [1]
Ở chuyến thăm lần thứ ba này của họ Tập trong tư cách người đứng đầu Trung Quốc, tiệc trà cũng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày biện, tuy là trong nhà thay vì ngoài trời như hồi 2017, có vẻ cho phù hợp với tình trạng sức khỏe suy yếu của chủ nhà. Ông Trọng có thể cũng đã rút kinh nghiệm từ lần thưởng trà trước, nên không bình phẩm so sánh gì trà Tàu trà Việt nữa, tránh được những chuyện ồn ào không cần thiết.
Dù báo chí trong nước đồng loạt đăng tải thông tin về chuyến thăm trên trang nhất, phía Việt Nam cũng dùng những từ có cánh nhất để mô tả mối quan hệ “vừa là đồng chí vừa là anh em” với Trung Quốc, song có lẽ vẫn không giúp chuyến thăm trở nên bớt nhàm chán trong mắt những người theo dõi. Thật vậy, nội dung tường thuật trên báo chí về cuộc hội đàm cấp cao của đôi bên đầy những ngôn từ sáo rỗng, khẩu hiệu, vốn có thể được sử dụng để mô tả bất kỳ buổi hội đàm nào trước đó của hai nước.
Tuy nhiên, để ý kĩ thì vẫn có vài điểm mới đáng lưu tâm.
Trong một động thái chưa từng có tiền lệ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi bài đăng báo Nhân Dân ngay trước thềm chuyến thăm của ông đến Việt Nam. [2]
Trong bài viết không quá dài này, ông Tập đã 18 lần đề cập đến châu Á với khẳng định rằng tương lai của châu Á nằm trong tay của người châu Á và gắn những sáng kiến toàn cầu của Trung Quốc như “cộng đồng chia sẻ tương lai nhân loại” và “Vành đai - Con đường” với tương lai của châu lục này.