‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Các vụ xét xử tham nhũng có phải để làm sạch bộ máy chính quyền?
Nguy cơ lớn nhất đối với các nhà độc tài từ giữa thế kỉ XX đến gần đây không phải là dân chúng nổi dậy mà là sự lật đổ từ bên trong.
Trong một nghiên cứu xuất bản năm 2012 có tên “The Politics of Authoritarian Rule”, giáo sư chính trị học Milan W. Svolik (khi đó là giáo sư Đại học Illinois và hiện nay là giáo sư Đại học Yale, Hoa Kỳ) chỉ ra trong số 303 nhà độc tài nắm quyền từ năm 1946 đến năm 2008, có đến 205 người bị thay thế do chính các lực lượng bên trong đảng, chính phủ, quân đội, hoặc lực lượng an ninh. Loại lật đổ này thường được gọi là đảo chính (coup d’état). [1]
Những vụ tiêu biểu được xếp vào loại này gồm có Leonid Brezhnev lật đổ Nikita Khrushchev ở Liên Xô năm 1964, quân đội đảo chính lật đổ Tổng thống Ghana Nkrumah năm 1966 hay Tổng thống Tunisia Habib Bourguiba bị lật đổ năm 1987.
Trong số 303 vị kể trên, chỉ có 32 vị là do người dân đứng lên lật đổ, 30 vị buộc phải từ chức do áp lực dân chủ từ công chúng, 20 vị bị ám sát và 16 vị bị loại bỏ do sự can thiệp của nước ngoài.