‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Trước 1918
Vùng ngày nay là Cộng hòa Séc có lịch sử từ hàng ngàn năm trước và từng thuộc về những vương quốc khác nhau ở châu Âu.
1918
Ngày 28/10, Cộng hòa Tiệp Khắc (Czechoslovakia Republic) được thành lập sau khi liên minh Áo-Hung thất trận trong Thế chiến I, gồm ba vùng Bohemia, Moravia, và Slovakia. [1] Tomáš Masaryk được bầu làm tổng thống. Tiệp Khắc trở thành nước công nghiệp phát triển nhất ở Đông Âu và là một trong những quốc gia dân chủ ít ỏi trên thế giới vào thời điểm đó.
1938
Đức Quốc xã chiếm và sáp nhập vùng nói tiếng Đức Sudetenland của Tiệp Khắc vào lãnh thổ của mình.
1939
Đức Quốc xã chiếm vùng Bohemia và Moravia, biến họ thành xứ bảo hộ. Vùng Slovakia trở thành một nước chư hầu ủng hộ phát xít.
1945
Đức Quốc xã thua trận trong Thế chiến II. Quân Liên Xô tiến vào Praha. Nền cộng hòa được khôi phục ở Tiệp Khắc nhưng chỉ ở tình trạng dân chủ hạn chế với Đảng Cộng sản Tiệp Khắc chiếm ưu thế.
1948
Ngày 25/2, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc kiểm soát được toàn bộ nội các sau khi đe dọa các bộ trưởng không phải là đảng viên cộng sản. Các thiết chế chính quyền khác cũng nhanh chóng chịu khuất phục. Sự kiện đảo chính này mở ra kỷ nguyên cộng sản toàn trị ở Tiệp Khắc. [2]
1968
Bí thư Thứ Nhất Alexander Dubček của Đảng Cộng sản cùng với phe cấp tiến trong đảng tiến hành cải cách chính trị, khôi phục một số quyền con người, khuyến khích người dân không phải là đảng viên tham gia chính trị. Chương trình này được mô tả là “chủ nghĩa xã hội mang gương mặt người", hay còn có tên là Mùa xuân Praha.
Chương trình này khiến Liên Xô nổi giận. Ngày 20/9, Hồng quân Liên Xô tiến vào thủ đô Praha, bắt giữ Dubček, chấm dứt chương trình cải cách. Tiệp Khắc trở lại với quỹ đạo của Liên Xô.
1969
Ngày 16/1, Jan Palach - sinh viên Đại học Charles - châm lửa tự thiêu tại Quảng trường Wenceslas ở Praha để phản đối cuộc xâm lược và sự chiếm đóng của Liên Xô.
1977
Một nhóm nhà bất đồng chính kiến, bao gồm cả nhà biên kịch Václav Havel, xuất bản Hiến chương 77, kêu gọi khôi phục các quyền dân sự và chính trị. [3]
1989
Tháng Một, 5.000 người tụ tập ở Quảng trường Wenceslas ở thủ đô Praha để tưởng niệm cái chết của sinh viên Jan Palach và phản đối sự chiếm đóng của Hồng quân Liên Xô. Cảnh sát đã dùng vũ lực bắt giữ hàng loạt người biểu tình. [4] Một số cuộc biểu tình khác tiếp nối và tiếp tục bị đàn áp.
Ngày 17/11, sinh viên tổ chức một cuộc biểu tình lớn ở Praha trong một phong trào về sau được gọi là “Cách mạng Nhung", đòi chấm dứt chế độ chính trị một đảng và tiến hành bầu cử tự do. [5] Dù bị cảnh sát đàn áp thẳng tay nhưng phong trào này nhanh chóng lớn mạnh và có lúc lên đến nửa triệu người.
Ngày 28/11, trước áp lực của phong trào biểu tình, Đảng Cộng sản tuyên bố từ bỏ quyền lực. Quốc hội sau đó sửa Hiến pháp, bãi bỏ điều khoản về chính quyền một đảng. Chế độ cộng sản chính thức sụp đổ.
Ngày 29/12, Václav Havel được Quốc hội - với đa số là đảng viên cộng sản - bầu làm tổng thống lâm thời.
1990
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Czechoslovakia (Tiệp Khắc) đổi tên thành Cộng hòa Liên bang Séc và Slovak.
Ngày 5/7, Cộng hòa Liên bang Séc và Slovak tổ chức cuộc tổng tuyển cử tự do đầu tiên. Diễn đàn Dân sự (Civic Forum) thắng lợi giòn giã với gần 50% số ghế tại Quốc hội Liên bang. [6] Đảng Cộng sản Tiệp Khắc chỉ giành được 13-14% số phiếu. Václav Havel được Quốc hội Liên bang bầu làm tổng thống. [7]
Trong nửa đầu năm 1990, Quốc hội Liên bang ban hành hàng loạt đạo luật về tự do đảng phái, hiệp hội, hội họp, báo chí, v.v. Án tử hình bị bãi bỏ. Các đạo luật khôi phục các hình thức sở hữu, luật doanh nghiệp và các luật tư khác cũng lần lượt ra đời.
Ngày 23-24/11, cuộc bầu cử tự do đầu tiên được tiến hành ở cấp địa phương. Diễn đàn Dân sự giành được 36% số phiếu, Đảng Cộng sản Bohemia và Moravia giành được 17% số phiếu.
1991
Quân đội Liên Xô hoàn toàn rút khỏi Cộng hòa Liên bang Séc và Slovak.
1992
Tháng Sáu, các đại diện của Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovak đạt được thỏa thuận về việc chia tách thành hai quốc gia độc lập.
Lần lượt vào tháng Chín và tháng Mười Hai, Cộng hòa Slovak và Cộng hòa Séc thông qua bản hiến pháp của riêng mình. Một phần của Hiến pháp Slovak có hiệu lực từ ngày 1/10. [8]
1993
Ngày 1/1, Cộng hòa Liên bang Séc và Slovak tách thành hai quốc gia độc lập: Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia. Hiến pháp của Cộng hòa Séc và phần còn lại của Hiến pháp Slovak chính thức có hiệu lực.
Ngày 26/1, Václav Havel được Quốc hội bầu làm tổng thống của Cộng hòa Séc.
1998
Václav Havel được Quốc hội bầu làm tổng thống nhiệm kỳ thứ hai.
1999
Cộng hòa Séc trở thành thành viên đầy đủ của Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). [9]
2004
Cộng hòa Séc gia nhập Liên minh Châu Âu (EU).
2012
Cộng hòa Séc sửa Hiến pháp để chuyển sang mô hình cử tri trực tiếp bầu tổng thống thay vì bầu gián tiếp thông qua Quốc hội. [10]
2016
Cộng hòa Séc có tên viết tắt mới trong tiếng Anh là Czechia.
1. Czechoslovakia | History, Map, & Facts | Britannica. (2023). In Encyclopædia Britannica. https://www.britannica.com/place/Czechoslovakia
2. The History of Czechoslovakia: 1948 Czechoslovak Coup d’état. (2018). The History of Czechoslovakia: The History behind the Self-Determined Split of the Federal State of Czechoslovakia into the Czech Republic and Slovakia. https://scalar.usc.edu/works/dissolution-of-czechoslovakia/1948-czechoslovak-coup-dtat
3. Vaclav Havel | Biography, Plays, & Facts | Britannica. (2023). In Encyclopædia Britannica. https://www.britannica.com/biography/Vaclav-Havel
4. Steinzova, L. (2019, November 15). Thirty Years Ago In Prague, Student Protests Snowballed Into The Velvet Revolution. RadioFreeEurope/RadioLiberty; RFE/RL. https://www.rferl.org/a/czechoslovakia-prague-velvet-revolution-communism/30217717.html
5. Kopsa, A. (2019, November 16). Czechoslovakia’s Velvet Revolution Started 30 Years Ago—But It Was Decades in the Making. Time; Time. https://time.com/5730106/velvet-revolution-history
6. Jiří Suk (2006). Czechoslovakia’s Return to Democracy. People In Need. https://www.mzv.cz/public/eb/53/c9/582145_496817_Anglicka_verze.pdf
7. Václav Havel in a Nutshell | Presidency 1989–2011. (2023). Vaclavhavel-Library.org. https://archive.vaclavhavel-library.org/TimeLine/Events/?period=4&lang=en
8. FAO.org : (2023). Fao.org. https://www.fao.org/faolex/results/details/es/c/LEX-FAOC136190
9. BBC News. (2012, March). Czech Republic country profile. BBC News. https://www.bbc.com/news/world-europe-17220018
10. NETservis s.r.o. (2013). Czech constitutional development. Muni.cz. http://czecon.law.muni.cz/dokumenty/31509