Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Khi Nhật Bản lo ngại về Trung Quốc, Việt Nam có thể tranh thủ cơ hội.
Hai bài viết trước thảo luận về vấn đề người lao động Việt Nam tại Nhật đã vượt số lượng người lao động Trung Quốc và chiếm vị trí số một. Trong khi Nhật có nhiều lo ngại về nguồn nhân lực Trung Quốc, cánh cửa có thể rộng mở cho Việt Nam. Liệu Việt Nam có thể đón nhận cơ hội này?
Nhật Bản đang đối mặt với tình trạng lão hóa dân số và thiếu hụt nhân lực trầm trọng. Bộ Lao động Nhật Bản cho biết dân số Nhật đạt đỉnh 128,06 triệu người vào năm 2010 rồi từ đó giảm dần. Trong tương lai, dự kiến dân số sẽ giảm còn 115,22 triệu người vào năm 2030 và 95,15 triệu người vào năm 2050.
Bên cạnh đó, cơ cấu dân số theo tuổi cũng thay đổi chóng mặt. Năm 1990, tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động đạt đỉnh là 69,5% dân số. Đến năm 2010, con số này chỉ còn 63,7%, và dự kiến sẽ tiếp tục giảm xuống 58,5% vào năm 2030 và 51,8% vào năm 2050.
Cũng theo Bộ Lao động Nhật, tỷ lệ người già đang tăng lên. Năm 2010, người cao tuổi mới chiếm 23,1% dân số, nhưng dự kiến sẽ chiếm tới 31,8% vào năm 2030 và 39,6% vào năm 2050. [1]
Tình trạng suy giảm dân số không chỉ diễn ra ở nông thôn mà còn ở ngay chính siêu đô thị như Tokyo, dù dân cư vẫn đang chuyển đến đó. Theo chính phủ Nhật, thanh niên di cư từ các đô thị nhỏ và nông thôn đến đại đô thị như Tokyo càng đẩy nhanh tốc độ suy giảm dân số ở các vùng đó. [2]
Xu hướng dân số như trên khiến cho việc bảo đảm lực lượng lao động phục vụ cho nền kinh tế ngày càng khó khăn hơn. Cách giải quyết hiệu quả nhất vẫn là tiếp nhận người lao động nước ngoài. [3]