‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Đồng Tâm, đầu tiên và trên hết, không phải là một phong trào bạo lực.
Khi nhắc tới vụ Đồng Tâm, người ta sẽ nghĩ ngay tới bạo lực.
Đó là vụ dân làng bắt giữ con tin làm rúng động dư luận vào năm 2017, là vụ đột kích của công an dẫn đến cái chết của bốn người vào năm 2020, là những bản án tử hình nghiệt ngã dành cho những nông dân phản kháng.
Nhưng Đồng Tâm, đầu tiên và trên hết, không phải là một phong trào bạo lực, mà là một phong trào đấu tranh pháp lý có lớp lang chiến lược.
Nói cho cùng, ai đi khiếu nại, khiếu kiện về đất đai ở Việt Nam cũng đều đấu tranh pháp lý. Lý do đơn giản vì mức độ vi phạm pháp luật về đất đai của chính quyền các cấp là lớn và phổ biến. Người dân Đồng Tâm đã tận dụng các công cụ pháp lý sẵn có, mà cụ thể là Luật Đất đai 2013, để bảo vệ ruộng đất của mình trước tham vọng thu hồi của chính quyền.
Đối lại, chính quyền cũng tận dụng pháp luật và diễn giải nó theo cách của mình để đối phó với nông dân khiếu kiện bằng cả các phương pháp bạo lực lẫn phi bạo lực. Phương pháp đó của họ, sau cùng, không những không giải quyết được xung đột mà còn đẩy xung đột leo thang.
Đó cũng là kết luận của hai nhà nghiên cứu chính trị học Như Trương, Phó Giáo sư tại Đại học Denison và Duy Trinh, nghiên cứu viên tại Đại học Princeton trong một bài báo khoa học có tên “Agrarian agitations: transcripts of resistance and authoritarian feedback under Vietnam’s repressive-responsive regime”. [1] Bài báo được đăng trên tạp chí học thuật Democratization vào tháng 12/2023.
Nghiên cứu của Như Trương và Duy Trinh trình bày chi tiết lịch sử hình thành cũng như các diễn biến của vụ Đồng Tâm từ năm 1980 cho tới năm 2021.