‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Không mấy ai buồn nhắc tới những cái chết oan thời COVID.
Tiến trình xét xử dài hơi của vụ án Việt Á cũng dần đi đến hồi kết. Viện Kiểm sát đã đề nghị các mức án phù hợp về mặt pháp lý với các bị cáo có chức vụ cao bị xét xử về tội “nhận hối lộ”, từ 8-20 năm tù như báo Nhân Dân tường thuật. [1]
Một số đề xuất có bị chỉ trích, như việc ông Chu Ngọc Anh (cựu bộ trưởng) và Phạm Công Tạc (cựu thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) đều bị đề nghị từ 3-4 năm tù về cùng tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Dù có nhiều người chỉ trích (đặc biệt là bản án dành cho ông Chu Ngọc Anh), người viết cho rằng đây đều là các đề xuất đúng về mặt kỹ thuật áp dụng pháp luật (liên quan tới loại tội phạm, áp dụng án tù phù hợp với tính nghiêm trọng của hành vi được mô tả, v.v.) trong Bộ luật Hình sự 2015 của Việt Nam.
Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, đọc qua các điểm nhấn mạnh của cáo trạng và cách mà báo chí mô tả vụ án Việt Á trong suốt nhiều tuần qua thì tiền có vẻ là vấn đề duy nhất đáng được quan tâm.
Ông Nguyễn Thanh Long nhận của ai bao nhiêu tiền, ông Phan Quốc Việt chuẩn bị bao nhiêu tỷ đồng, quy đổi ngoại tệ như thế nào… là các tình tiết chính trong các mô tả về vụ án.
Tuy nhiên, câu hỏi về số phận của những con người bị ép phải xét nghiệm mỗi ngày dẫn đến khả năng lây nhiễm chéo, những người đã mất, những người không còn người thân trong suốt giai đoạn chống dịch COVID-19 dường như vẫn không được trả lời.
Cuối cùng, những con số trăm tỷ đó đã ảnh hưởng như thế nào đến các quyết định chính sách nói trên? Nó đã cô lập bao nhiêu đứa trẻ? Và làm ly tán bao nhiêu gia đình?
Ba năm trôi qua, họ chỉ còn là những con số thống kê vô hồn, không hơn không kém.