‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Ngày 13 tháng Một sắp tới, người dân Đài Loan sẽ đi bầu tổng thống cùng các nhà lập pháp mới của họ cho nhiệm kỳ bốn năm. [1] Kết quả cuộc bầu cử này có ý nghĩa lớn đối với an ninh của cả khu vực, trong đó có Việt Nam.
Như thường lệ, bầu cử ở cấp quốc gia của Đài Loan luôn xoay quanh chính sách của quốc đảo này với Trung Quốc. Và cũng như thường lệ, cứ vào dịp năm mới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình lại đe dọa thống nhất Đài Loan vào đại lục, như chính sách “Một Trung Quốc” mà họ luôn cổ xúy. [2]
Đài Loan có hai đảng lớn, chia rẽ về đường lối: Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) và Quốc Dân Đảng (KMT). Dân Tiến Đảng nhìn chung nghiêng về việc ủng hộ quyền tự trị của Đài Loan, thúc đẩy bản sắc Đài Loan và duy trì lập trường hoài nghi đối với Trung Quốc. Mặt khác, Quốc Dân Đảng ủng hộ mối quan hệ kinh tế và văn hóa chặt chẽ hơn với Trung Quốc và gắn bó rộng rãi hơn với bản sắc Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong cuộc đua tổng thống này, có một đảng thứ ba được gọi là Đảng Nhân dân Đài Loan (TPP). Đảng này do Kha Văn Triết (Ko Wen-che) thành lập vào năm 2019 khi ông còn là thị trưởng Đài Bắc, và được biết đến với lập trường chính trị độc lập và trung dung. [3]
Dân Tiến Đảng đã đề cử đương kim Phó Tổng thống Lại Thanh Đức (Lai Ching-te) và cựu đại diện của Đài Loan tại Hoa Kỳ Tiêu Mỹ Cầm (Bi-Khim Hsiao) lần lượt cho vị trí tổng thống và phó tổng thống. [4]
Quốc Dân Đảng, đảng đối lập chính, đã đề cử Thị trưởng thành phố Tân Bắc Hầu Hữu Nghi (Hou Yu-ih) và ông trùm truyền thông Triệu Thiếu Khang (Jaw Shaw-kong).
Đối với TPP, Kha Văn Triết và nhà lập pháp Ngô Hân Doanh (Cynthia Wu) là ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống của đảng này. [5]
Cả ba ứng cử viên tổng thống đều có cách tiếp cận thận trọng, chủ trương duy trì hiện trạng không độc lập cũng không thống nhất. Lập trường này phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng về xung đột với Trung Quốc.