‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Vì tư lợi, trung thành với đảng phái, hoặc thúc đẩy tiến trình thể chế hoá.
Luật Khoa xin giới thiệu chuyên đề chống tham nhũng ở các nước châu Á. Các nghiên cứu này được tập hợp trong cuốn sách có tựa đề “The political Logics of Anticorruption Effort in Asia” do hai giáo sư chính trị học Cheng Chen và Meridith L. Weiss (Đại học Tiểu bang New York, Hoa Kỳ) chủ biên. Đây là tập hợp của sáu nghiên cứu về các công cuộc chống tham nhũng ở Philippines, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, và Việt Nam. [1]
Tham nhũng có thể được định nghĩa khái quát là sử dụng nguồn lực công cho mục đích tư lợi. Có hai loại tham nhũng cơ bản. Một là đưa và nhận hối lộ, trục lợi của công. Hai là đổi chác đặc ân giữa những người có của cải và có mạng lưới quyền lực.
Hầu hết mọi người đều có thể đồng ý rằng tham nhũng gây tổn hại cho mỗi quốc gia, bất kể quốc gia đó đi theo chế độ chính trị nào. Tham nhũng lan tràn làm cho nền kinh tế kiệt quệ và chính trị suy yếu. Song việc chống tham nhũng là rất khó khăn, bất kể nước dân chủ hay độc tài.
Tuy nhiên, rất ít ý kiến đồng thuận về động cơ thực sự để các nhà cầm quyền chủ trương chống tham nhũng.
Đặc biệt, chống tham nhũng trong thể chế độc tài có những khó khăn riêng, bởi trong loại thể chế này, tham nhũng là một loại chính trị phi chính thống, giúp tạo ra nhóm thân cận và ủng hộ chính quyền. Nói cách khác, tham nhũng cũng là một cơ chế giúp duy trì mạng lưới ủng hộ nhà cầm quyền.
Như vậy, chống tham nhũng là làm thay đổi các mối quan hệ xin-cho ngầm, gây bất ổn trong các nhóm thân hữu với chính quyền, tức là có thể làm ảnh hưởng đến sự ổn định của chế độ chính trị.
Vậy động cơ chính trị nào dẫn đến các cuộc chiến chống tham nhũng ở nhiều thể chế khác nhau? Lợi ích của nhóm nào được bảo vệ và nhóm nào bị đe dọa? Liệu chống tham nhũng có làm cho chế độ tăng tính chính danh?
Nhìn chung, nghiên cứu này làm nổi bật ba nhóm động cơ căn bản thể hiện trong các minh chứng cụ thể trong các đợt chống tham nhũng ở các quốc gia châu Á: chống tham nhũng vì lợi ích cá nhân, vì trung thành với chế độ, hoặc để thúc đẩy tiến trình thể chế hoá.
Trong nhiều trường hợp, các nhóm cầm quyền xướng lên ngọn cờ chống tham nhũng, nhưng thực chất là ra tay thanh trừng các nhóm đối lập khác. Loại chống tham nhũng này nhắm vào mục đích tiêu diệt một số cá nhân hay một số hội nhóm, hoặc cũng có khi là hành động kháng cự lại quy trình thể chế hóa.