‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức theo một cơ cấu song trùng kết hợp giữa các cơ quan chính quyền và cơ quan đảng. Đảng ở đây ý muốn nói là Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở cấp trung ương, Ban Chấp hành Trung ương là cơ quan quyền lực nhất bên đảng trong thời gian giữa hai kỳ đại hội, về mặt hình thức tương đương với cấp độ chính quyền trung ương (tức là Chính phủ, Quốc hội, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, v.v.).
Ở cấp tỉnh/thành, tỉnh ủy/thành ủy là cơ quan quyền lực nhất bên đảng, về mặt hình thức vận hành song song với toàn bộ cơ cấu chính quyền tỉnh/thành.
Thực tế, tỉnh ủy (đối với các tỉnh) và thành ủy (đối với các thành phố trực thuộc trung ương) là cơ quan quyền lực nhất ở cấp tỉnh.
Văn phòng tỉnh/thành ủy là cơ quan tham mưu, giúp việc của tỉnh/thành ủy, bên cạnh các cơ quan đảng khác như ban tổ chức, ban nội chính, ban tuyên giáo, v.v.
Văn phòng tỉnh/thành ủy vừa là tai mắt của Đảng Cộng sản, vừa có quyền năng điều binh khiển tướng về mọi mặt ở địa phương. Về nhân sự, văn phòng này không có nhiều người, thường gồm một chánh văn phòng, vài ba phó chánh văn phòng, và một đội ngũ cán bộ giúp việc.
Một mặt, văn phòng này là nơi đề ra và cố vấn (hay từ thường được dùng là tham mưu) hoạt động cho tỉnh/thành ủy. Mặt khác, đây cũng là nơi quản lý tiền tài của tổ chức đảng cấp tỉnh/thành. [3]
Do vậy, không có gì ngạc nhiên là văn phòng tỉnh/thành ủy được nuôi dưỡng nhờ nguồn ngân sách nhà nước dồi dào, bên cạnh các hoạt động “kinh tế đảng". Những số liệu sau đây càng làm sáng tỏ luận điểm trên.