‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Ông Thưởng đã làm gì có thể không quan trọng bằng việc người loại bỏ ông Thưởng đang toan tính gì.
Vậy là sau thời gian im ắng về lý do ông Võ Văn Thưởng ra đi, các cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đã bắt đầu những động thái đầu tiên để giải tỏa những băn khoăn của dư luận.
Một bài viết không rõ tác giả có nhan đề “Đừng thấy ‘sóng cả’ mà ngã niềm tin” nhanh chóng được lan truyền qua các trang thông tin điện tử địa phương, xác nhận lý do ông Thưởng mất chức có liên quan đến thời gian làm bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi. [1] Bài viết có đoạn: “...Thời gian đồng chí Võ Văn Thưởng làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã không kiểm soát chặt chẽ, đề cán bộ dưới quyền vi phạm pháp luật, để một doanh nghiệp mượn danh đảm nhận nhiều dự án, can thiệp công tác cán bộ, làm mất lòng tin trong nhân dân.”
Xâu chuỗi những diễn biến xung quanh vụ việc, không khó để xác nhận khả năng cao doanh nghiệp mượn danh được nhắc đến ở đây chính là Phúc Sơn. [2]
Tuy nhiên, rất nhanh chóng, bài viết đã bị gỡ bỏ đồng loạt, chỉ còn xuất hiện trên trang thông tin điện tử của chính quyền một số huyện, với ghi chú rằng Ban Chỉ đạo 35 là cơ quan đứng sau yêu cầu đăng tải. Lưu ý rằng, Ban Chỉ đạo 35 là một cơ cấu được thành lập từ năm 2018 theo một Nghị quyết cùng tên của Bộ Chính trị về bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng. Cơ cấu này được thành lập từ trung ương đến địa phương, với mạng lưới cộng tác viên rộng khắp, đóng vai trò kiểm soát và điều hướng dư luận.
Việc đăng rồi gỡ bài, lại là trên những trang tin không quá phổ biến, có thể đóng vai trò như một mũi tên trúng hai đích cho cơ quan tuyên giáo, vừa giải tỏa băn khoăn của dư luận vừa không phạm vào cam kết được xác lập trong quy trình “xin thôi”: quan chức vi phạm được phép hạ cánh an toàn, hay như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được “rút lui trong danh dự”. [3]
Những điểm bất thường trong vụ Phúc Sơn, đặc biệt khi so sánh với vụ Việt Á, gợi lên nghi vấn liệu đây có phải là một vụ án ngược hay không, nghĩa là kết luận rằng ông Thưởng phải thôi chức đã có từ trước còn vụ Phúc Sơn chỉ là cái cớ cần thiết.