Thư cuối tuần: Bài mới và cẩm nang mới về lập pháp
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Khi trung ương vẫn giữ toàn quyền “lấy" và “cho".
Thế kỷ 20 chứng kiến sự thất bại toàn diện của mô hình kinh tế chỉ huy tập trung tại các quốc gia từng “nhiệt thành” theo đuổi nó.
Tại Trung Quốc, phong trào Đại Nhảy vọt (1958-1961) đã gây ra thảm kịch là hàng chục triệu người chết đói. [1] Còn ở Việt Nam, nền kinh tế bao cấp từ sau 1954 ở miền Bắc và sau 1975 trên cả nước cũng đẩy toàn dân vào một thời đói kém tệ hại nhất trong lịch sử.
Ở bất cứ quốc gia nào và vào thời nào cũng vậy, chính quyền trung ương thường không thể bao quát hết mọi công việc lớn nhỏ. Ngoài ra, do sự đa dạng và khác biệt vùng miền mà việc áp đặt một chính sách đồng nhất từ trung ương cho tất cả các địa phương chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả.
Các quốc gia vì thế sẽ phải cần đến cơ chế phân chia đơn vị hành chính và trao quyền cho địa phương - tức phi tập trung hóa (decentralization). [2]
Theo đó, chính quyền trung ương sẽ chỉ quyết định những chính sách lớn mang tầm hệ trọng quốc gia (mà địa phương không thể làm) như đối ngoại, xây dựng quân đội bảo vệ lãnh thổ, phát triển cơ sở hạ tầng trọng điểm, v.v; còn địa phương thì chủ động ban hành và thực thi các chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện đặc thù, trong khuôn khổ hiến pháp.
Kể từ thập niên 1980, thế giới đã chứng kiến xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ tại nhiều quốc gia cựu độc tài và cộng sản sang mô hình phi tập trung hóa - được xem là chất xúc tác cho tiến trình dân chủ. [3]
Các nhà nước toàn trị về bản chất không hẳn đã muốn ủng hộ chính sách phi tập trung, nhưng để theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế, qua đó bảo vệ tính chính danh của chế độ nên vẫn phải áp dụng từng phần.
Trong một nghiên cứu về xu hướng tích lũy và tái phân bổ nguồn lực chính trị thời hậu Mao, tác giả Pierre F. Landry nhận định: nhờ đường lối cải cách theo tư duy thực dụng của Đặng Tiểu Bình mà các địa phương ở Trung Quốc sau khi mở cửa (thập niên 1980) đã được trao rất nhiều quyền tự quyết, mặc dù trung ương vẫn kiểm soát về mặt đường lối lẫn bổ nhiệm nhân sự cấp cao và cơ cấu quyền lực hành chính địa phương. [4]